Hiện nay trong quan hệ đất đai, xảy ra rất nhiều vướng mắc về vấn đề đất đai với cơ quan có thẩm quyền đó là văn phòng đăng ký đất đai, tuy nhiên chưa có hướng giải quyết. Dưới đây là mẫu đơn khiếu nại văn phòng đăng ký đất đai mới nhất theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn khiếu nại văn phòng đăng ký đất đai mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: …
Họ và tên người khiếu nại: …
Địa chỉ: …
Số chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân: …, ngày cấp: …, nơi cấp: …
Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại: …
Địa chỉ: …
Khiếu nại về việc: …
Nội dung khiếu nại: …
Cam kết của người viết đơn: ….
Tài liệu, chứng cứ kèm theo:
-…..
NGƯỜI LÀM ĐƠN
2. Hướng dẫn viết đơn khiếu nại văn phòng đăng ký đất đai:
Khiếu nại là khái niệm để chỉ một loại quyền của công dân. Theo đó thì khiếu nại là việc các công dân hoặc các cơ quan tổ chức hoặc các cán bộ công chức theo quy định của pháp luật sẽ được thực hiện thủ tục khiếu nại, thủ tục khiếu nại sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, khi đó thì các chủ thể nêu trên sẽ có quyền đề nghị lên các cơ quan hoặc tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền để xem xét lại quyết định hành chính hoặc xem xét lại hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc xem xét lại quyết định kỷ luật đối với các chủ thể được xác định là cán bộ và công chức khi các chủ thể này có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật và xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của họ. Theo đó thì khiếu nại đất đai là việc đối tượng khiếu nại sẽ thực hiện hoạt động đề nghị lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính về lĩnh vực đất đai khi họ có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của mình, trong trường hợp này được xác định cụ thể là văn phòng đăng ký đất đai. Nhìn chùng, theo như mẫu hướng dẫn nêu trên thì trong đơn khiếu nại văn phòng đăng ký đất đai phải bao gồm những nội dung cơ bản. Và trong mỗi mục cần phải có cách viết khác nhau, nhìn chung thì trong
– Phải ghi rõ ràng tên của cơ quan và tổ chức, tên của cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
– Phải ghi rõ tên và địa chỉ của người khiếu nại. Trong trường hợp nếu như chủ thể khiếu nại được xác định là đại diện của các cơ quan và tổ chức thực hiện hoạt động khiếu nại thì sẽ phải ghi rõ chức danh và tên của cơ quan và tổ chức mà họ là đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật. Còn nếu như trong trường hợp người được ủy quyền khiếu nại thì cần phải ghi rõ tên hoặc cơ quan hoặc cá nhân thực hiện hoạt động ủy quyền theo quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp nếu như người chỗ đại không có các loại giấy tờ tùy thân ví dụ như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu thì các thông tin này sẽ được ghi theo giấy tờ tùy thân khác của việc khiếu nại;
– Đơn khiếu nại văn phòng đăng ký đất đai phải ghi rõ tên và địa chỉ của các cơ quan hoặc tổ chức hoặc cá nhân bị khiếu nại theo quy định của pháp luật, trong đơn phải phản ánh rõ khiếu nại lần đầu hoặc khiếu nại lần hai, phải ghi tóm tắt nội dung khiếu nại và ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại theo quy định của pháp luật cũng như ghi rõ yêu cầu giải quyết khiếu nại.
3. Quy định về thời hạn và thời hiệu khiếu nại văn phòng đăng ký đất đai:
Hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về thời hạn và thời hiệu thực hiện hoạt động khiếu nại trong đó có trường hợp khiếu nại văn phòng đăng ký đất đai. Căn cứ theo quy định tại Điều 48 của Luật khiếu nại năm hai không 21 có quy định về thời hiệu khiếu nại, như vậy thì theo quy định của pháp luật hiện nay ghi nhận thời hiệu khiếu nại lần đầu được xác định là 15 ngày kể từ ngày các chủ thể được xác định là cán bộ và công chức nhận được quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật. Thời hiệu khiếu nại lần hai được xác định là 10 ngày được tính kể từ ngày các chủ thể nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật. Đối với trong trường hợp quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 30 ngày kể từ ngày các chủ thể nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật và theo đúng thời hiểu như phân tích ở trên vì lý do ốm đau hoặc lý do thiên tai, xuất phát từ lý do hỏa hoạn hoặc đi công tác xa hoặc học tập ở nơi xa … hoặc bất kỳ những trở ngại khách quan nào khác thì thời gian khiếu nại theo quy định của pháp luật khi suất hiện trở ngại đó sẽ không được tính vào thời gian khiếu nại.
Ngoài ra thì pháp luật còn quy định về thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại văn phòng đăng ký đất đai theo quy định. Căn cứ theo quy định tại Điều 50 của Luật khiếu nại năm hai không 21 có khi nhận về thời hạn thụ lý và giải quyết đối với trường hợp khiếu nại lần đầu và khiếu nại lần hai theo quy định của pháp luật. Theo đó thì trong thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại của các chủ thể có nhu cầu thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật sẽ phải tiến hành hoạt động thụ lý để giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết. Ngoài ra thì thời hạn giải quyết khiếu nại hiện nay được xác định là không quá 30 ngày được tính kể từ ngày thụ lý. Đối với những trường hợp xét thấy có yếu tố phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn tuy nhiên không quá 45 ngày được tính kể từ ngày thụ lý theo quy định của pháp luật.
4. Quy định về trình tự và thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì có nhiều hình thức khiếu nại khác nhau, cụ thể như sau: Việc khiếu nại có thể được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ một số nội dung cơ bản như:
– Ngày, tháng, năm khiếu nại;
– Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
– Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
– Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
Nhìn chung thì thủ tục khiếu nại đất đai theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu khiếu nại sẽ làm đơn khiếu nại để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận việc khiếu nại. Trong thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì người có thẩm quyền khiếu nại sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. Người có thẩm quyền khiếu nại sẽ phải thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại trong trường hợp chuyển đơn khiếu nại. Còn trong trường hợp không thụ lý giải quyết đơn khiếu nại thì cần phải nêu rõ lý do chính đáng và trả lời bằng văn bản căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Luật khiếu nại năm 2021.
Bước 3: Tiến hành hoạt động xác minh nội dung khiếu nại. Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây:
– Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;
– Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;
– Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Sau đó tổ chức hoạt động đối thoại và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Sau đó gửi quyết định khiếu nại trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại đến chủ thể có yêu cầu. Tức là kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại cần phải có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền và người có nghĩa vụ liên quan đến vấn đề giải quyết khiếu nại đó theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Luật Khiếu nại năm 2021.