Thời gian nghỉ không lương có được tính trợ cấp thôi việc? Đây là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là trợ cấp thôi việc?
Trợ cấp thôi việc làm là khoản tiền hỗ trợ tài chính do đơn vị/ người sử dụng lao động chi trả bổ sung cho người lao động sau khi nghỉ việc hoặc chấm dứt
Đây là khoản hỗ trợ giúp cho người lao động nghỉ việc có thể đảm bảo được một phần nào đó trong cuộc sống trong quãng thời gian tìm kiếm việc làm mới.
2. Điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc:
– Các trường hợp người sử dụng lao động phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động:
+ Khi hết hạn
+ Khi đã hoàn thành công việc theo hợp đồng.
+ Khi người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Trường hợp khi người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
+ Trường hợp người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
+ Trường hợp người lao động chết.
+ Trường hợp khi người lao động bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
+ Trường hợp khi người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
+ Trường hợp khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Trường hợp khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Trường hợp khi người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy, theo quy định người lao động sau nghỉ việc thuộc một trong 8 trường hợp kể trên có thời gian làm việc thưởng xuyên từ đủ 12 tháng trở lên sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc.
(căn cứ Điều 46
3. Thời gian nghỉ không lương có được tính trợ cấp thôi việc?
Thời gian nghỉ không lương chính là khoảng thời gian người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở thỏa thuận được phép nghỉ nhưng sẽ không được chi trả lương cho khoảng thời gian đó. Theo Điều 115
– Nghỉ việc riêng nhưng vẫn được hưởng nguyên lương:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày.
+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày.
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
– Nghỉ việc nhưng không được hưởng lương: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn được nghỉ 01 ngày.
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian được tính để hưởng trợ cấp thôi việc như sau:
– Khoảng thời gian người lao động làm việc thực tế cho người sử dụng lao động (trừ đi khoảng thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trên cơ sở quy định của luật việc làm + khoảng thời gian người lao động đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc chính là thời gian để được tính trợ cấp thôi việc.
Cụ thể:
+ Khoảng thời gian làm việc thực tế bao gồm:
- Khoảng thời gian đã trực tiếp làm việc của người lao động.
- Khoảng thời gian thử việc của người lao động.
- Khoảng thời gian người lao động được cử đi học.
- Khoảng thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Khoảng thời gian người lao động nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương.
- Khoảng thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương.
- Khoảng thời gian người lao động ngừng việc không phải do lỗi của người lao động.
- Khoảng thời gian nghỉ hằng tuần.
- Khoảng thời gian nghỉ việc được hưởng lương.
- Khoảng thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động.
Căn cứ theo quy định trên, khoảng thời gian nghỉ việc riêng không được tính vào khoảng thời gian làm việc thực tế của người lao động. Như vậy, thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương sẽ không được tính trợ cấp thôi việc.
4. Người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng có vi phạm pháp luật?
Theo tinh thần của
Cụ thể mức xử phạt sẽ là 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
(căn cứ điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP).
Mức phạt trên là quy định đối với cá nhân do đó mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền cá nhân, từ 4 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động là hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người lao động. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt với mức phạt cụ thể sau:
+ Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động: phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
+ Đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động: phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
+ Đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động: phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
+ Đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
+ Đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên: phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
5. Mẫu đơn xin nghỉ không hưởng lương mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-***——-
ĐƠN XIN NGHỈ KHÔNG LƯƠNG
Kính gửi: – Ban Giám đốc Công ty (1)………
– Trưởng phòng Nhân sự (2)
– Trưởng (3)………
Tôi tên là: ………
Ngày tháng năm sinh: ………
Chức vụ: ………
Đơn vị công tác:………
Hộ khẩu thường trú: ………
Số điện thoại liên hệ khi cần: ………
Nay tôi làm đơn này xin Ban Giám đốc công ty, Trưởng phòng Nhân sự, Trưởng (4)……… cho tôi được nghỉ không hưởng lương từ ngày …. tháng …. năm…. đến ngày …. tháng …. năm…..
Lý do xin nghỉ (5):…………
Tôi đã bàn giao công việc cho (6) ……… trong suốt thời gian tạm nghỉ.
Các công việc được bàn giao (7):……
Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ nêu trên, nếu không tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công ty.
Kính mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận.
Xin trân trọng cảm ơn!
……, ngày …… tháng …… năm….
Giám đốc (Duyệt) | Trưởng phòng Nhân sự | Người quản lý | Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ không lương
(1) Phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc: công ty, cơ quan, đơn vị, tổ chức,…
(2) Người lao động nên nắm rõ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để ghi chính xác bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền.
(3) (4) Bộ phận, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động.
(5) Ghi rõ lý do xin nghỉ, lý do càng chi tiết, càng hợp lý thì đơn xin nghỉ càng dễ được chấp thuận, phê duyệt.
(6) Ghi rõ họ tên, chức vụ, phòng/ban/bộ phận, thông tin liên lạc của người đảm nhiệm phần việc trong thời gian người lao động nghỉ.
(7) Ghi chi tiết các công việc bàn giao, càng chi tiết bao nhiêu người tiếp nhận càng dễ dàng thực hiện công việc bấy nhiêu và thuận lợi cho người có thẩm quyền xét duyệt đơn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật lao động năm 2019.
Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.