Giáo dục pháp luật giữ vị trí vô cùng quan trọng, giúp xây dựng và phát triển bền vững nền kinh tế- chính trị của quốc gia . Vậy, giáo dục pháp luật là gì? Nội dung, mục đích và lấy ví dụ?
Mục lục bài viết
1. Giáo dục pháp luật là gì?
Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phát triển bền vững và đa dạng thì công tác giáo dục pháp luật giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Ngay tại
Ở Việt Nam, từ góc độ thuật ngữ, Từ điện bách khoa Việt Nam đã định nghĩa: Giáo dục pháp luật chính là sự tác động, định hướng của tổ hợp các quá trình xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, tuyên truyền giải thích pháp luật. Tất cả những điều này nhằm nâng cao ý thức pháp luật của người dân [1, tr.124].
Đồng thời theo Chỉ thị 32/CT-TW ngày 09/12/2003 của ban chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ nhân dân đã ghi nhận như sau: Phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng đây được coi là nhiệm vụ quan trọng được ghi nhận trong toàn bộ hệ thống chính trị trị dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng.
Như vậy với cách hiểu thông thường, giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống và có mục đích đến nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người một trình độ pháp lý nhất định. Từ đó định hướng, trang bị những kiến thức pháp luật nhằm hình thành ở các đối tượng được giáo dục những hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật.
2. Nội dung và mục đích giáo dục pháp luật:
2.1. Nội dung giáo dục pháp luật:
Như đã biết, giáo dục pháp luật là một hoạt động thực tiễn xã hội cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể giáo dục pháp luật và giữa chủ thể giáo dục pháp luật với đối tượng thụ hưởng giáo dục pháp luật. Mục tiêu chính của quá trình này là trang bị kiến thức pháp luật, xây dựng tình cảm, niềm tin đồng thời hỗ trợ các cá nhân có kỹ năng tìm hiểu sử dụng pháp luật để áp dụng đối với những tình huống pháp lý xảy ra trong cuộc sống.
Pháp luật điều chỉnh đa dạng các mối quan hệ xã hội có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân hoặc có sự tác động lớn đến nền kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, để giáo dục pháp luật đạt hiệu quả nhất thì không thể dàn trải mà cần được tập trung theo các nhóm đối tượng hoặc đối tượng khác nhau. Chính vì vậy, mà tại Điều 10
– Hiến pháp được coi là luật cơ bản của nhà nước và là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất ràng buộc trách nhiệm của nhà nước và ghi nhận quyền con người quyền công dân. Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật trở thành công cụ pháp lý quan trọng đảm bảo nhân quyền ở mỗi quốc gia. Bởi vậy, tất cả lĩnh vực pháp luật hoặc các mối quan hệ xã hội được xoay quanh nội dung chính của bản Hiến pháp.
– Thực hiện giáo dục pháp luật không chỉ diễn ra trong phạm vi nhỏ ở trong nước hoặc khu vực mà còn cần mở rộng trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các thỏa thuận quốc tế khác mà nhà nước ta đã thừa nhận và cam kết thực hiện;
– Nội dung xuyên suốt của quá trình giáo dục pháp luật phải khơi dậy được ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; phân tích cho các cá nhân có thể hiểu rõ lợi ích của việc chấp hành pháp luật; nêu lên được những gương người tốt, việc tốt trong quá trình thực hiện pháp luật.
2.2. Mục đích giáo dục pháp luật:
– Để đánh giá được quốc gia có vững mạnh hay không thì nhân tố con người luôn mang tính quyết định. Sự hiểu biết của con người càng nâng cao thì chất lượng cuộc sống cũng được nâng lên kéo theo sự phát triển kinh tế- xã hội cũng thế Xã hội sẽ giảm bớt đói nghèo, mâu thuẫn với dân tộc, tạo nền tảng phát triển kinh tế. Chính vì vậy, công tác phổ biến giáo dục có vai trò rất to lớn và quan trọng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan, khoa học, nhân sinh quan nhằm xây dựng bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tri thức, đạo đức, cách mạng văn hóa dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức nói riêng và toàn bộ nhân dân Việt Nam nói chung.
Tất cả góp phần đắc lực vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước ta;
– Phổ biến giáo dục pháp luật không chỉ vì mục tiêu đơn giản là tập trung tất cả mọi người lại trong một khu vực hoặc hội trường để phổ biến một văn bản pháp luật mà thông qua đó có thể góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng cho mọi đối tượng của nhân dân. Hỗ trợ việc xây dựng niềm tin của nhân dân đối với đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; chính sách mà Nhà nước đề ra để nâng cao phát triển nền kinh tế xã hội;
– Có thể dễ dàng nhận thấy trong những năm vừa qua nhà nước đã và đang ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật để có thể điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội chính vì vậy việc đẩy mạnh các hình thức biện pháp giáo dục pháp luật sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc nâng cao kiến thức pháp luật của người dân. Về những vấn đề diễn ra phổ biến như khiếu nại, tố cáo, giao thông đường bộ, dân sự, hình sự, lao động, hành chính, hôn nhân gia đình;.. khi có sự tìm hiểu thì người dân mới định hướng được hành vi của mình theo các quy định và pháp luật đã đề ra.
Điều đó hoàn thiện nhân cách sống ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Việc giáo dục pháp luật góp phần giúp cho người dân tự bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của mình đồng thời cũng sẽ không có sự xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của người khác hoặc cộng đồng.
Như vậy giáo dục pháp luật là hoạt động không chỉ đơn thuần truyền tại các kiến thức thông tin cần thiết mà là một quá trình tác động có chủ đích có phương pháp về những thông tin kiến thức đó được người dân tiếp cận một cách dễ dàng. Khi tiếp cận những kiến thức thông tin này thì không biết của người dân sẽ được nâng cao từ chỗ chưa hiểu biết đến biết từ chỗ biết ít hơn chỗ biết nhiều hơn; và hơn nữa đó là tạo nên sự tin tưởng tự giác tuân thủ chấp hành hội người dân đối với các quy định mà Nhà nước đã ban hành.
2.3. Lấy ví dụ về giáo dục pháp luật:
Đối với các ngành giáo dục và đào tạo thì giáo dục pháp luật nên được sử dụng rộng rãi trong chương trình học, đặc biệt là các trường đào tạo về lĩnh vực pháp luật. Cần tổ chưc và tạo điều kiện để tham gia các buổi hội nghị, tọa đàm để nâng cao kỹ năng chuyên môn của các giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và còn tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên độ trực tiếp với những người có chuyên môn hoặc những diễn giả có tiếng trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, cần có nhiều hơn các cuộc thi tại các trường đại học hoặc tại cơ quan tổ chức; phát triển hơn nữa những chương trình về lĩnh vực pháp luật như pháp luật và đời sống, chuyên mục
Những khu vực, vùng sâu vùng xa có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn để được tiếp cận với pháp luật là một vấn đề còn gặp nhiều thách thức. Chính vì vậy, cán bộ tại khu vực này có vị trí quan trọng trong việc tuyên truyền vận động và hỗ trợ người dân tìm hiểu và thực hiện theo đúng quy định mà pháp luật điều chỉnh. Giáo dục pháp luật không chỉ thực hiện trên lời nói mà còn phải được thực hiện trên hành động, cán bộ tại những khu vực này đồng hành cùng người dân trong quá trình kinh doanh- sản xuất, sẵn sàng hỗ trợ tư vấn trước và trong khi giải quyết các vấn đề tranh chấp.
3. Các nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật:
Trong bất kỳ công tác tuyên truyền nào khi được đưa vào trong cuộc sống thì mục tiêu chính cũng phải đạt được những hiệu quả nhất định. Điều này phụ thuộc rất lớn vào những hình thức và biện pháp mà các cá nhân sử dụng để tiến hành phổ biến giáo dục pháp luật. Các nhà quản lý cũng như đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền pháp luật hoặc những cá nhân làm báo cáo viên, tuyên truyền viên phải thực hiện nhiều hình thức phổ biến khác nhau. Tuy nhiên khi lựa chọn hình thức phổ biến giáo dục nào cũng cần tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:
– Giáo dục tuyên truyền phải diễn ra một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác; đảm bảo được tính dễ hiểu và thiết thực để tất cả người dân có thể nắm bắt thông tin;
– Quá trình giáo dục pháp luật không diễn ra nhất thời mà phải có sự đồng hành, thường xuyên, kịp thời hỗ trợ; Nội dung giáo dục pháp luật không được dàn trải mà phải có trọng tâm, trọng điểm;
– Mở rộng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật sao cho phù hợp với từng nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến giáo dục pháp luật; Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia đa dạng dân tộc chính vì vậy việc phổ biến giáo dục phải phù hợp với truyền thống phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc tránh tình trạng xảy ra xung đột hoặc gây mất đoàn kết;
– Từ trước đến nay giáo dục pháp luật luôn gắn liền với thi hành pháp luật chỉ khi hai giai đoạn này đồng hành diễn ra thì mới phát huy được mục tiêu và nhiệm vụ về phát triển kinh tế- xã hội. Cá nhân tuân thủ được thi hành pháp luật thì quốc phòng an ninh đất nước của địa phương và đời sống hàng ngày của người dân mới được đảm bảo;
– Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tổ chức gia đình và xã hội với nhau.
4. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật:
Về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thường tùy thuộc vào điều kiện tổ chức, kinh phí của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đồng thời tùy thuộc vào nội dung cần chuyển tải và đối tượng cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục. Về vấn đề này tại Điều 11 Luật PBGDPL đã có quy định cụ thể các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật bằng các hình thức cơ bản sau đây:
– Các tổ chức, cá nhân có thể tiến hành tổ chức họp báo, thông cáo báo chí;
– Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
– Tận dụng sự ưu điểm của công nghệ thông tin mà trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động sẽ liên tục đăng tải thông tin liên quan đến pháp luật; Ngoài ra, tiến hanh đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; Tại các tổ chức, cơ quan nhà nước có thể niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư những nội dung muốn tuyên truyền đến người dân;
– Những nhà đầu tư nên đầu tư tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật;
– Sử dụng không gian khi thực hiện công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước để mở rộng kiến thức hơn cho người dân; những hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở là thủ tục bắt buộc cũng vì mục tiêu tuyên truyền, giáo dục pháp luật;
– Để tránh được sự khô khan, khó hiểu với những nội dung pháp luật thì hình thức sáng tạo như lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở cũng nên được cân nhắc;
– Đưa kiến thức về pháp luật vào trong chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân;
Văn bản pháp luật được sử dụng: Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012.