Có thể nói, thừa kế là một trong những chế định pháp luật quan trọng trong lĩnh vực dân sự. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ cho con cái?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ cho con mới nhất:
1.1. Điều kiện đất thừa kế của bố mẹ cho con:
Thừa kế là một quan hệ xã hội phát sinh gắn liền với sự kiện một cá nhân chết và có tài sản để lại vì vậy có thể hiểu thừa kế là sự chuyển dịch tài sản từ người đã chết cho người còn sống tại thời điểm mở thừa kế. Từ đó tài sản được chuyển dịch từ người này sang người khác đảm bảo về tính nguồn gốc và sự chuyển giao, luân chuyển cũng như ý nghĩa kinh tế của tài sản. Thừa kế quyền sử dụng đất là sự chuyển dịch quyền sử dụng đất của người chết cho người còn sống. Ở Việt Nam, với đặc thù đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, nhà nước chuyển giao quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản chung của hộ gia định hoặc quyền tài sản riêng của cá nhân. Bởi vậy, khi cá nhân hoặc thành viên trong hộ gia đình chết thì quyền sử dụng đất của họ được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Ngoài ra, căn cứ theo Điều 609 của Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành thì, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Theo đó, có thể kể đến một số điều kiện đất thừa kế của bố mẹ cho con như sau:
– Đất đó phải được sử dụng ổn định, lâu dài;
– Đất không có tranh chấp và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã nơi có đất;
– Đất không bị thu hồi, kê biên để thi hành án;
– Đất thừa kế phải thuộc tài sản mà bố mẹ để lại.
1.2. Thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ cho con:
Nhìn chung thì thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ cho con cái sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu nhận thừa kế đất đai của bố mẹ sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhìn chung thì các loại giấy tờ cần phải chuẩn bị để hưởng thừa kế đất đai của bố mẹ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người để lại di sản ví dụ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ đỏ hoặc sổ hồng);
– Giấy chứng tử của người để lại di sản theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ tùy thân của người nhận thừa kế, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục hưởng thừa kế;
– Giấy xác nhận phần mộ, giấy chứng tử, giấy xác nhận hoặc giấy chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã qua đời tại thời điểm làm thủ tục hưởng thừa kế đất đai của bố mẹ;
– Trong trường hợp thừa kế theo di chúc thì phải có bản sao hoặc bản gốc di chúc được lập theo quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật thì phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản là những người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế ví dụ như giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc có quan hệ gia đình …;
– Biên bản mở di chúc của người chứng kiến hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;
– Bản án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp hưởng thừa kế theo pháp luật;
–
– Đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất của người thừa kế trong trường hợp đó là người thừa kế duy nhất;
– Văn bản từ chối hưởng quyền thừa kế trong trường hợp có nhiều người cùng hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất nhưng từ chối hưởng theo nhu cầu và nguyện vọng của bản thân;
– Hoặc một số giấy tờ khác khi có yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ hợp lệ nêu trên thì sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có nhiều cách thức nộp hồ sơ khác nhau, có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Người thừa kế có thể nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Các chủ thể có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã khi có nhu cầu.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hồ sơ xét thấy hồ sơ chưa hợp lệ và đầy đủ thì sẽ phải thông báo bằng văn bản và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung cũng như hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật. nếu xét thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc theo quy định của pháp luật kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ phải chuyển hồ sơ hưởng thừa kế đất đai lên văn phòng đăng ký đất đai theo quy định.
Bước 4: Xử lý yêu cầu. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện một số công việc cơ bản sau đây:
– Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
– Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp;
– Trường hợp phải cấp giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
– Trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Bước 5: Trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Theo quy định của pháp luật thì thôi hạn thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế được quy định như sau:
– Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, và thời gian 10 ngày không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định;
– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày;
– Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
2. Các nghĩa vụ cần phải thực hiện khi làm thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ cho con:
Trong quá trình thực hiện thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ, thì các chủ thể có một số nghĩa vụ tài chính cơ bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
– Mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp hiện nay được xác định là 10% giá trị bất động sản được nhận thừa kế;
– Mức lệ phí trước bạ phải nộp hiện nay được xác định là0.5% giá trị bất động sản được nhận thừa kế;
– Lệ phí địa chính, vấn đề này sẽ căn cứ vào từng quyết định của địa phương, sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể;
– Lệ phí thẩm định, vấn đề này sẽ căn cứ pháp lý tùy thuộc vào từng địa phương, sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định những trường hợp không phải nộp các khoản nghĩa vụ tài chính khi các chủ thể hưởng thừa kế bất động sản trong những mối quan hệ như sau:
– Vợ với chồng;
– Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
– Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
– Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
– Cha vợ, mẹ vợ với con rể;
– Ông nội, bà nội với cháu nội;
– Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;
– Anh, chị, em ruột với nhau.
3. Những trường hợp con không được hưởng thừa kế đất đai từ bố mẹ:
Hiện nay có những trường hợp con cái sẽ không được hưởng thừa kế đất đai từ bố mẹ. Căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 thì những người thừa kế nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây sẽ không được hưởng thừa kế đất đai từ cha mẹ và những người để lại di sản thừa kế, bao gồm:
Thứ nhất, những người con không còn sống vào thời điểm mở thừa kế theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 613 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì những người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế tuy nhiên đã thành thai trước khi người để lại di sản qua đòi thì mới thuộc trường hợp được nhận di sản thừa kế. Vậy nếu tại thời điểm mở thừa kế của cha mẹ mà con đã qua đời hoặc con chưa thành thai thì sẽ không thuộc trường hợp được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng hoặc hành vi cố ý xâm phạm đến sức khỏe, hành vi ngược đãi nghiêm trọng và hành hạ người để lại di sản trái quy định của pháp luật, thực hiện hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của người để lại di sản cũng sẽ thuộc trường hợp không được hưởng di sản thừa kế.
Thứ ba, các chủ thể có hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng của các đồng thừa kế nhằm mục đích hưởng một phần hoặc hưởng toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền được hưởng theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, người có hành vi lừa dối hoặc hành vi cưỡng ép hoặc hành vi ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc dưới bất kỳ hình thức nào, các chủ thể có hành vi giả mạo di chúc hoặc sửa chữa gì chút, các chủ thể có hành vi hủy di chúc trái quy định của pháp luật hoặc che giấu di chúc nhầm mục đích hưởng một phần hoặc hưởng toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Thứ năm, những người con không có tên trong di chúc thừa kế mà cha mẹ để lại. Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện nay thì di chúc là văn bản thể hiện ý chí của cá nhân nhầm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi họ qua đời. Vì vậy nếu như cha mẹ không để lại di chúc cho cho con cái, thì những người con đó sẽ không được hưởng di sản của cha mẹ theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, các trường hợp bị truất quyền thừa kế căn cứ theo quy định tại Điều 626 của Bộ luật dân sự năm 2015. Vì thế trong trường hợp người thừa kế có đủ điều kiện thừa kế nhưng người để lại di sản đã truất quyền thừa kế ngay trong di chúc thì người thừa kế đó cũng sẽ không được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Dân sự năm 2015;
Luật Đất đai năm 2013.