Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam có không ít công trình xây dựng, kể cả những công trình hiện đại và phức tạp đã xảy ra sự cố. Vậy câu hỏi đặt ra: Sự cố công trình xây dựng là gì? Các bước xử lý sự cố công trình xây dựng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Sự cố công trình xây dựng là gì?
Trong nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hằng năm sẽ có phần thống kê của các địa phương và các bộ ban ngành về sự cố công trình xây dựng. Để đảm bảo sự tiếp cận một cách thống nhất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ xây dựng đã ban hành ra hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp ngành xây dựng hướng dẫn chi tiết nội dung kê khai về vấn đề này. Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện nay cụ thể là tại Điều 3 của Luật xây dựng năm 2020 có thể hiểu về sự cố công trình xây dựng: Sự cố công trình xây dựng là khái niệm để chỉ sự hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép theo quy định của pháp luật làm cho các công trình xây dựng và các kết cấu phụ trợ trong quá trình thi công công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ hoặc đã sập đổ một phần, sập đổ toàn bộ trong quá trình thi công công trình xây dựng trên thực tế và trong quá trình khai thác sử dụng công trình.
Thực tế hiện nay đã có sự phân loại về sự cố công trình xây dựng. Có nhiều cách phân loại sự cố công trình xây dựng khác nhau. Sự cố công trình xây dựng sẽ được phân chia thành ba cấp theo mức độ hư hại công trình hoặc theo mức độ thiệt hại về người và tài sản, bao gồm sự cố công trình cấp I, sự cố công trình cấp II, và sự cố công trình cấp III. Cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng có ghi nhận về các cấp sự cố công trình xây dựng, như sau:
– Sự cố công trình cấp một bao gồm những sự cố công trình xây dựng gây thiệt hại làm chết được 06 người trở lên, sự cố công trình xây dựng gây sập đổ, có thể là sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng công trình có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp I trở lên;
– Sự cố công trình cấp II bao gồm các loại sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 đến 05 người theo quy định của pháp luật, sự cố gây sập đồ công trình, sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy gâp sập đổ toàn bộ công trình cấp II hoặc công trình cấp III;
– Sự cố công trình cấp III bao gồm các loại sự cố ngoài những trường hợp nêu trên.
Bên cạnh cách phân loại sự cố công trình nêu trên thì có thể phân loại chi tiết hơn các sự cố như sau:
– Sự cố sập đổ: Bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình bị sập đổ phải dỡ bỏ để làm lại;
– Sự cố về biến dạng: Nền, móng bị lún; kết cấu bị nghiêng, vặn, võng … làm cho công trình có nguy cơ sập đổ hoặc không thể sử dụng được bình thường, phải sửa chữa mới dùng được;
– Sự cố sai lệch vị trí: Móng, cọc móng sai lệch vị trí, sai lệch vị trí quá lớn của kết cấu hoặc chi tiết đặt sẵn … có thể dẫn tới nguy cơ sập đổ hoặc không sử dụng được bình thường phải sửa chữa hoặc thay thế;
– Sự cố về công năng: Công năng không phù hợp theo yêu cầu; chức năng chống thấm, cách nhiệt không đạt yêu cầu, thẩm mỹ phản cảm … phải sửa chữa, thay thế để đáp ứng công năng của công trình.
2. Các bước xử lý sự cố công trình xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, khi xảy ra sự cố công trình xây dựng thì cần phải tiến hành một số bước xử lý và giải quyết sự cố công trình như sau:
Bước 1: Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng thì các chủ thể được xác định là chủ đầu tư và các nhà thầu thi công công trình xây dựng đó cần phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, cần phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn cho người và tài sản, thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa các nguy cơ nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra, tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố công trình xây dựng và cần phải thực hiện hoạt động báo cáo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ủy ban nhân dân các cấp cần phải tiến hành hoạt động chỉ đạo và hỗ trợ các bên có liên quan để tổ chức lực lượng chức năng tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ hiện trường sự cố công trình xây dựng, cũng như thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố công trình xây dựng.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ phải có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ cần phải tiến hành hoạt động xem xét và quyết định dừng hoặc tạm dừng thi công công trình xây dựng, tạm dừng khai thác sử dụng đối với các hạng mục công trình, tạm dừng khai thác một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo mức độ và phạm vi sự cố của công trình xây dựng trên thực tế. Tiến hành hoạt động xem xét và quyết định phá dỡ công trình hoặc thu dọn hiện trường sự cố nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản cho các công trình xây dựng lân cận. Hiện trường sự cố công trình phải được các bên liên quan chụp ảnh và quay phim, lưu giữ và thu thập chứng cứ, ghi chép lại các tư liệu cần thiết để phục vụ cho công tác giám định nguyên nhân gây ra sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi tiến hành hoạt động phá dỡ và thu dọn hiện trường. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng cần phải thông báo kết quả giám định nguyên nhân xảy ra sự cố công trình xây dựng cho các chủ đầu tư và các chủ thể khác có liên quan.
Bước 3: Các đối tượng được xác định là chủ đầu tư và nhà thầu thi công công trình xây dựng trong quá trình thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu và người quản lý sử dụng công trình trong quá trình khai thác sử dụng sẽ phải có trách nhiệm khắc phục sự cố theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi suất khắc phục sự cố thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định tiếp tục thi công hoặc đưa công trình vào sử dụng trên thực tế.
Bước 4: Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố và công trình xây dựng sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, bồi hoàn các chi phí cho việc khắc phục sự cố công trình xây dựng tùy theo tính chất và mức độ cũng như ảnh hưởng của sự cố công trình đó. Nếu như có hành vi vi phạm quy định về sự cố công trình thì các chủ thể là người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình hợp pháp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Quy định của pháp luật về hồ sơ sự cố công trình xây dựng:
Các chủ thể là chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố theo Điều 47 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng với các nội dung:
– Tên công trình, hạng mục công trình xảy ra sự cố công trình xây dựng;
– Địa điểm xây dựng công trình, thời điểm xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố công trình xây dựng;
– Tình trạng công trình khi xảy ra sự cố công trình xây dựng;
– Sơ bộ về tình hình thiệt hại về người và tài sản;
– Sơ bộ về nguyên nhân sự cố công trình xây dựng.
Thứ hai, các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố công trình xây dựng.
Thứ ba, hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng.
Thứ tư, các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố công trình xây dựng.
4. Một số nguyên nhân dẫn đến sự cố công trình xây dựng:
– Không phát hiện được hoặc phát hiện không đầy đủ quy luật phân bố không gian (theo chiều rộng và chiều sâu) các phân vị địa tầng, đặc biệt các đất yếu hoặc các đới yếu trong khu vực xây dựng và khu vực liên quan khác;
– Đánh giá không chính xác các đặc trưng tính chất xây dựng của các phân vị địa tầng có mặt trong khu vực xây dựng; thiếu sự hiểu biết về nền đất hay do công tác khảo sát địa kỹ thuật sơ sài, và đánh giá sai về các chỉ tiêu cơ lý của nền đất;
– Không phát hiện được sự phát sinh và chiều hướng phát triển của các quá trình địa kỹ thuật có thể dẫn tới sự mất ổn định của công trình xây dựng;
– Không điều tra, khảo sát công trình lân cận và các tác động ăn mòn của môi trường …;
– Trong thi công, nhà thầu không thực hiện đúng các quy trình quy phạm kỹ thuật đã dẫn đến sự cố công trình xây dựng, ví dụ như không kiểm tra chất lượng, quy cách vật liệu trước khi thi công, không thực hiện đúng trình tự các bước thi công, vi phạm các quy định về điều kiện năng lực, quản lý kỹ thuật thi công;
– Trong cuộc đấu thầu gần đây, nhiều công trình có giá trúng thầu rất thấp so với giá dự toán được duyệt. Thậm chí có những nhà thầu bỏ thầu thấp hơn rất nhiều so với chi phí cần thiết. Vì vậy khi thực hiện thi công xây lắp các nhà thầu đã giảm mức chất lượng, chủng loại, xuất xứ, đưa các thiết bị, vật liệu chất lượng kém vào trong công trình và tìm cách bớt xén các nguyên vật liệu để bù chi phí và có một phần lợi nhuận.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2020;
– Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
– Thông tư 10/2021/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP và Nghị định