Từ trước đến nay, có rất nhiều người bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vậy phải làm gì khi bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất?
Mục lục bài viết
1. Làm gì khi bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất?
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất do quá tin tưởng đối phương hoặc do bất cẩn không đọc kỹ văn bản mà mình cần ký hoặc do đối phương cố ý làm cho chủ đất lầm tưởng để ký vào giấy chuyển nhượng đất dẫn đến việc chủ đất đã bị mất đất lúc nào không hay.
Ví dụ, anh Phạm Thế B là con đẻ của ông Phạm Văn H và bà Nguyễn Thị C, ông bà H và C có một thửa đất diện tích 200m2 đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân huyện A cấp số……ngày 25/05/2017. Vào ngày 01/08/2023, anh Phạm Thế B lấy lý do là mượn sổ đỏ của bố mẹ để đi vay ngân hàng, đã lợi dụng lòng tin, sự tin tưởng và không hiểu quy trình vay ngân hàng để bố mẹ mình (ông bà H và C) ký vào hợp đổng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất với người được tặng cho là anh B. Khi ký hợp đồng, ông bà H và C do tin tưởng con mình nên đã không đọc nội dung của hợp đồng, Anh B chỉ vào đâu thì ông bà H, C ký vào đó. Sau đó, anh B đã cầm hợp đổng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ông bà H, C vừa ký kèm theo các giấy tờ khác đến Văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục công chứng hợp đổng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Thực hiện xong thủ tục công chứng hợp đổng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, anh B đã nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. Hành vi của anh Phạm Thế B được xem là hành vi lừa bố mẹ mình ký vào hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (vì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không thể hiện ý chí, nguyện vọng của ông bà H và C).
Ví dụ tiếp theo, ông Nguyễn Thế Bình có một thửa đất ở tại xã X huyện Y tỉnh Z với số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là…., do khó khăn nên ông bán thửa đất này cho bạn của mình là chị Phạm Thị L với giá trị của thửa đất là 3,2 tỷ. Trước khi đi đến văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất, chị L đã đưa trước cho ông Bình một số tiền là 100.000.000 đồng với lời hứa là sau khi ký kết và công chứng hợp đồng chuyển nhượng 01 tháng thì chị L sẽ trả hết cho ông Bình số tiền còn lại. Do ông Bình tin tưởng bạn của mình nên đã đồng ý. Vào ngày 01/08/2021 anh Bình và chị L có đến văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tuy nhiên khi đó anh Bình lại không ký hợp đồng chuyển nhượng với chị L mà lại ký hợp đồng chuyển nhượng với anh C (trước khi đến anh Bình không hề biết vấn đề), chị L có lấy lý do là anh Bình ký hợp đồng với anh C để anh C dễ dàng vay ngân hàng (anh C là bạn làm ăn với chị L), do anh Bình tin tưởng chị L nên đã đồng ý ký hợp đồng với anh C. Sau khi sổ đỏ đứng tên anh C, anh C lại tiếp tục bán thửa đất đó cho chị H với giá trị thửa đất là 04 tỷ, chị H lại tiếp tục bán thửa đất đó cho anh K. Sau thời hạn 01 tháng mà chưa thấy chị L trả hết số tiền còn lại cho mình, anh Bình đã liên hệ tới chị nhưng không thể liên hệ được, anh Bình lại tiếp tục liên hệ tới anh C nhưng cũng không liên hệ được, vài ngày sau đó, anh Bình nhận được thông tin chị L và anh C đã đi khỏi địa phương và không ai liên hệ được. Hành vi của chị L và anh C rõ ràng là đang lừa anh Bình ký vào hợp đồng chuyển nhượng đất để bán mảnh đất đó cho người khác lấy tiền và bỏ trốn, không trả cho anh BÌnh số tiền còn lại.
Hai ví dụ trên là hai ví dụ điển hình của hành vi lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu người sử dụng đất gặp phải những tình huống tương tự trên hoặc những trường hợp khác mà mình bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất có thể thực hiện một trong hai cách sau để lấy lại đất của mình:
Cách 1: người sử dụng đất làm đơn tố cáo hoặc tố giác tội phạm gửi kèm các bằng chứng đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người đã lừa mình ký vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Qua quá trình tiếp nhận, xác minh của cơ quan chức năng, nếu người bị tố cáo (người có hành vi lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất) có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị cơ quan chức năng có thẩm quyền khởi tố để điều tra vụ án. Còn nếu người bị tố cáo được xác minh là không có dấu hiệu lừa đảo thì người bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ làm đơn khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu tòa án tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người khác.
Cách 2: người sử dụng đất làm đơn khởi kiện kèm theo các giấy tờ khác ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu tòa án tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người khác. Trong quá trình tiếp nhận và giải quyết vụ án, nếu như Tòa án nhận thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì khi đó tòa án sẽ gửi công văn và chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT và Viện KSND để giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu không, tòa án vẫn giải quyết vụ án theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự về tranh chấp dân sự.
2. Trình tự, thủ tục người sử dụng đất phải làm khi bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Như đã phân tích ở mục trên, nếu như người sử dụng đất phải làm khi bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có thể làm đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ra cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra tòa án. Cụ thể như sau:
2.1. Làm đơn tố cáo:
2.1.1. Chuẩn bị đơn tố cáo:
Người sử dụng đất bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất làm đơn tố cáo kèm theo các giấy tờ, bằng chứng chứng minh mình bị lừa đảo. Lưu ý trong đơn tố cáo, người sử dụng đất bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải nêu rõ tất cả các sự việc đã diễn ra.
2.1.2. Gửi đơn tố cáo:
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ và đơn tố cáo, người sử dụng đất bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất gửi đơn đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhận đơn tố cáo, bao gồm những cơ quan sau:
– Cơ quan công an các cấp;
– Viện kiểm sát nhân dân các cấp;
– Tòa án;
– Cơ quan báo chí,…
2.1.3. Thụ lý và giải quyết đơn tố cáo:
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện pháp luật về Tố cáo quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo của người sử dụng đất bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo (người sử dụng đất bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất) và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo.
Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp xác minh về nội dung tố cáo của người sử dụng đất bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo của người sử dụng đất bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:
– Trường hợp kết luận người bị tố cáo hành vi lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo.
– Trường hợp kết luận người bị tố cáo hành vi lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm pháp luật thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền.
-Trường hợp hành vi lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì thực hiện chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
2.2. Làm đơn khởi kiện dân sự:
2.2.1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:
Người sử dụng đất bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuẩn bị đơn khởi kiện về việc yêu cầu hủy giấy hợp đồng chuyển nhượng và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người khác kèm theo các giấy tờ sau:
– Các tài liệu chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm;
– Giấy chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người khởi kiện/người bị kiện.
2.2.2. Nộp hồ sơ khởi kiện:
Người sử dụng đất bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp hồ sơ khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền. Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy giấy hợp đồng chuyển nhượng và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người khác là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất, nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Sở Tài nguyên và môi trường hoặc ủy ban nhân dân huyện cấp.
2.2.3. Thụ lý và giải quyết vụ án:
Sau khi nhận đơn khởi kiện yêu cầu hủy giấy hợp đồng chuyển nhượng và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người khác của người sử dụng đất bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mình thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện (người sử dụng đất bị lừa ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất) làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí, sau đó thụ lý vụ án.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án Tòa án tiến hành hòa giải các bên. Nếu không hòa giải được, thì thẩm phán quyết định đưa vụ án yêu cầu hủy giấy hợp đồng chuyển nhượng và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người khác ra xét xử.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015;
– Luật Tố cáo 2018.