Thi công xây dựng là bước cuối cùng của hoạt động thực hiện những phương án xây dựng hiệu quả và là bước đầu tiên khi bắt đầu thực hiện công trình trên thực tế. Vậy mẫu quyết định thành lập đội thi công xây dựng được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định thành lập đội thi công xây dựng:
1.1. Đội thi công xây dựng là gì?
Thi công xây dựng là bước cuối cùng của hoạt động thực hiện những phương án xây dựng hiệu quả và là bước đầu tiên khi bắt đầu thực hiện công trình trên thực tế. Vì thi công xây dựng là một quá trình biến những ý tưởng, bản vẽ ở trên giấy thành sản phẩm trên thực tế. Do đó cần phải có những phương án, kế hoạch xây dựng có hiệu quả để hoàn thành dự án đó một cách tối ưu, thẩm mỹ, đúng tiến độ và đảm bảo được nguồn ngân sách được cấp.
Để thi hành công trình trên thực tế thì cần thiết phải có một đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư và những đội tổ chức thi công chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong việc thi công công trình.
Đội thi công xây dựng muốn tiến hành hoạt động xây dựng thì phải tiếp cận với những công nghệ, trang thiết bị hiện đại và tiên tiến trên thế giới để tạo ra được những công trình, dự án hiện đại, có hiệu quả đáp ứng các yêu cầu cao của khách hàng trong phạm vi trong và ngoài nước. Sứ mệnh của đội thi công xây dựng đó là kiến tạo, xây dựng những sản phẩm có giá trị, chất lượng cao cho khách hàng của mình; xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và mang lại lợi ích cho xã hội.
1.2. Mẫu quyết định thành lập đội thi công xây dựng:
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SỐ 01 | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: 16/QĐ-BCHCT | …ngày…tháng…năm |
– Căn cứ theo Điều lệ Công ty TNHH Xây dựng số 01 đã được thông qua ngày…tháng…năm…;
– Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc công ty.
– Căn cứ Hợp đồng kinh tế số:…/2023/HĐXD ngày…tháng…năm 2023 giữa Chủ đầu tư và đơn vị thi công xây dựng gói thầu xây dựng số…./QĐ-BCHCT.
Giám đốc công ty TNHH Xây dựng số 01:
QUYẾT ĐỊNH
(V/v thành lập đội thi công xây dựng)
Điều 1: Nay quyết định thành lập đội thi công xây dựng trực thuộc Công ty TNHH Xây dựng số 01 để thực hiện gói thầu “Xây lắp thiết bị xây dựng” thuộc trong dự án xây dựng khu đô thị BA, gồm những ông/bà có tên sau đây:
– Ông: Nguyễn Văn C
Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:…cấp ngày…..tại
Số
– Ông: Nguyễn Văn H
Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:…cấp ngày…..tại
Số
– Ông: Nguyễn Văn K
Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:…cấp ngày…..tại
Số hợp đồng lao động….ký ngày…tháng…năm
– Ông: Nguyễn Văn M
Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:…cấp ngày…..tại
Số hợp đồng lao động….ký ngày…tháng…năm
– Ông: Nguyễn Văn N
Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:…cấp ngày…..tại
Số hợp đồng lao động….ký ngày…tháng…năm
Điều 2: Những ông/bà có trong đội thi công xây dựng để thực hiện gói thầu xây lắp thiết bị xây dựng công trình xây dựng khu đô thị BA đã nêu trên có trách nhiệm thực hiện theo đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đã cam kết với công ty TNHH Xây dựng số 01 và theo sự phân công công việc của Ban chỉ huy công trình được thành lập theo Quyết định số….do công ty TNHH Xây dựng số 01 ban hành.
Điều 3: Các phòng, Ban bộ phận Công ty và các ông/bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu từ ngày ký./.
Nơi nhận: – Điều 1; – Chủ đầu tư; – Lưu Công ty. | Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng số 01 (ký và ghi rõ họ tên) |
2. Hướng dẫn soạn thảo quyết định thành lập đội thi công xây dựng:
Khi soạn thảo quyết định thành lập đội thi công xây dựng, người soạn thảo cần soạn những nội dung sau:
– Quốc hiệu – tiêu ngữ;
– Số văn bản;
– Địa điểm/ngày/tháng/năm lập văn bản;
– Tên chức danh người có thẩm quyền ra quyết định thành lập đội thi công xây dựng;
– Các căn cứ để ra quyết định thành lập đội thi công xây dựng (ví dụ, Căn cứ Hợp đồng kinh tế số: 02/2023/HĐXD ngày 20 tháng 04 năm 2023 giữa Chủ đầu tư và đơn vị thi công xây dựng gói thầu xây dựng số…./QĐ-BCHCT);
– Tên văn bản: Quyết định về việc thành lập đội thi công xây dựng;
– Nội dung:
+ Nay quyết định thành lập đội thi công xây dựng…bao gồm…(liệt kê tất cả những người có trong danh sách đội thi công xây dựng;
+ Trách nhiệm của những người có trong danh sách đội thi công xây dựng phải thực hiện.
– Hiệu lực của quyết định.
3. Quy định về quản lý trật tự xây dựng khi đã lập đội thi công xây dựng và bắt đầu khởi công:
Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận
3.1. Nội dung về quản lý trật tự xây dựng:
Nội dung về quản lý trật tự xây dựng, bao gồm:
– Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng: Việc quản lý trật tự xây dựng theo những nội dung của giấy phép xây dựng đã được cấp và quy định của pháp luật có liên quan;
– Đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng, nội dung quản lý trật tự xây dựng gồm:
+ Kiểm tra sự đáp ứng những điều kiện về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc mà thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo các quy định tại điểm g khoản 2 Điều 89 của
+ Kiểm tra sự tuân thủ của việc xây dựng với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch mà có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành hoặc là quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt và quy định của pháp luật có liên quan;
+ Kiểm tra sự phù hợp của việc xây dựng với những nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế đã được thẩm định đối với trường hợp thiết kế xây dựng mà đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
3.2. Xử lý vi phạm trật tự xây dựng:
Khi phát hiện vi phạm, cơ quan có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng sẽ phải yêu cầu dừng thi công, xử lý theo đúng thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.
3.3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bao gồm:
– Chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý trật tự xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn (trừ công trình bí mật nhà nước);
– Ban hành các quy định về:
+ Quản lý trật tự xây dựng;
+ Phân cấp, ủy quyền quản lý trật tự xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cho Ủy ban nhân dân cấp xã phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn;
+ Phân cấp, ủy quyền tiếp nhận
– Ban hành quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị cho từng khu vực để làm cơ sở được cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đối với khu vực mà chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng trong đô thị, trong khu chức năng và quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư nông thôn;
– Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi có phát sinh vi phạm trên địa bàn;
– Chỉ đạo, tổ chức thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
–Giải quyết những vấn đề quan trọng, phức tạp, vướng mắc trong quá trình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
3.4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, bao gồm:
– Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng ở trên địa bàn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc là kiến nghị xử lý kịp thời khi có phát sinh vi phạm trên địa bàn;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện cưỡng chế các công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.