Hoạt động sản xuất nhôm kính khi đăng ký kinh doanh theo đúng thủ tục phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ. Vậy cửa hàng sản xuất nhôm kính phải đóng những loại thuế gì?
Mục lục bài viết
1. Cửa hàng sản xuất nhôm kính có phải đóng thuế không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định đối tượng phải thực hiện đóng thuế bao gồm:
Thứ nhất, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, cụ thể:
– Hợp tác kinh doanh với tổ chức.
– Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
– Tiến hành sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế theo quy định.
– Tiến hành hoạt động đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với doanh nghiệp xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
– Thực hiện các hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
Thứ hai, cá nhân, hộ kinh doanh tiến hành kinh doanh các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ ba, cá nhân cho thuê tài sản.
Thứ tư, cá nhân tiến hành chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”.
Thứ năm, tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân.
Thứ sáu, cá nhân, tổ chức thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân.
Thứ bảy, cơ quan thuế, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Thứ tám, các doanh nghiệp xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cá nhân trực tiếp ký hợp đồng đại lý bán đúng giá đối với xổ số, bảo hiểm, bán hàng đa cấp.
Như vậy, theo quy định trên hoạt động kinh doanh sản xuất nhôm kính phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước.
2. Cửa hàng sản xuất nhôm kính phải đóng những loại thuế gì?
2.1. Thuế môn bài:
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC quy định mức thuế môn bài phải nộp đối với cửa hàng sản xuất nhôm kính như sau:
Doanh thu | Mức lệ phí môn bài |
Trên 100 – 300 triệu/năm | 300.000 đồng/năm |
Trên 300 – 500 triệu/năm | 500.000 đồng/năm |
Trên 500 triệu/năm | 1.000.000 đồng/năm |
Lưu ý: Cửa hàng sản xuất nhôm kính được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ 01/01 -31/12) khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Là tổ chức mới được thành lập, tức mới được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới.
+ Cá nhân, hộ gia đình, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
(căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC).
2.2. Thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, người nộp thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.
Theo quy định, đóng thuế giá trị gia tăng khi có doanh thu từ việc sản xuất nhôm kính đáp ứng doanh thu phải đóng mức thuế giá trị gia tăng theo quy định nêu trên là từ 100 triệu đồng/năm trở lên.
Theo đó mức thuế giá trị gia tăng phải đóng tính như sau:
Mức thuế giá trị gia tăng phải đóng = Tổng doanh thu cho thuê nhà trọ cả năm x thuế suất.
3. Sản xuất nhôm kính có phải đăng ký kinh doanh không?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định
– Hoạt động buôn bán vặt được hiểu là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định.
– Hoạt động buôn bán rong hay còn gọi là buôn bán dạo, là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định.
– Hoạt động buôn chuyến chính là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ.
– Hoạt động bán quà vặt là hoạt động bán các loại như đồ ăn, nước uống, quà bánh. Hoạt động này có hoặc có thể không có địa điểm cố định.
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy việc sản xuất nhôm kính phải thực hiện đăng ký kinh doanh.
Cá nhân, hộ gia đình có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Nếu kinh doanh với quy mô nhỏ thì nên lựa chọn hình thức hộ kinh doanh.
4. Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh sản xuất nhôm kính:
4.1. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
– Giấy tờ pháp lý bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân của cá nhân với chủ hộ kinh doanh; thành viên hộ gia đình, thành viên một nhóm người trong trường hợp các thành viên đăng ký hộ kinh doanh.
– Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh cần có biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh (bản sao).
– Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh cần văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh (bản sao).
4.2. Trình tự đăng ký hộ kinh doanh:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra hồ sơ, sẽ có hai trường hợp xảy ra:
+ Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
+ Hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thời hạn giải quyết là trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Lưu ý: trong văn bản phải nêu rõ lý do cũng như các yêu cầu sửa đổi, bổ sung để chủ thể nộp hồ sơ nắm bắt và hoàn thiện đầy đủ.
Về nguyên tắc, người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
5. Mẫu đề nghị đăng ký hộ kinh doanh sản xuất nhôm kính:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày …tháng … năm …
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH
Kính gửi: Phòng Tài chính – Kế hoạch …..
Tôi là (ghi họ tên bằng chữ in hoa): …. Giới tính: ….
Sinh ngày: …. /….. /….. Dân tộc: …… Quốc tịch: …..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: …..
Ngày cấp: …… /….. /…… Nơi cấp: …..
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND/CCCD): ……
Số giấy chứng thực cá nhân: ….
Ngày cấp: …… /….. /…….. Ngày hết hạn: ……. /…… /……. Nơi cấp: …..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ….
Xã/Phường/Thị trấn: …..
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …..
Tỉnh/Thành phố: …..
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: …..
Xã/Phường/Thị trấn: …
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ….
Tỉnh/Thành phố: …..
Điện thoại: …… Fax: …..
Email: … Website: ….
Đăng ký hộ kinh doanh với các nội dung sau:
1. Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): …..
2. Địa điểm kinh doanh:
Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn: ….
Xã/Phường/Thị trấn: …..
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …..
Tỉnh/Thành phố: ….
Điện thoại: …. Fax: …..
Email: ….Website: ….
3. Ngành, nghề kinh doanh : ….
4. Vốn kinh doanh:
Tổng số (bằng số; VNĐ): ….
Phần vốn góp của mỗi cá nhân (đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân góp vốn thành lập; kê khai theo mẫu): Gửi kèm
5. Số lượng lao động: …..
Tôi và các cá nhân tham gia thành lập hộ kinh doanh cam kết:
– Bản thân không thuộc diện pháp luật cấm kinh doanh; không đồng thời là chủ hộ kinh doanh khác; không là chủ doanh nghiệp tư nhân; không là thành viên hợp danh của công ty hợp danh (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại);
– Địa điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của tôi và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung đăng ký trên.
ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH
(Ký và ghi họ tên)
Các giấy tờ gửi kèm:
-…..
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số
– Thông tư số 65/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.