Pháp luật hiện nay có rất nhiều khoản phụ cấp dành cho người lao động, trong đó khoản phụ cấp được nhiều người quan tâm là phụ cấp độc hại. Câu hỏi đặt ra là: Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về phụ cấp độc hại khi làm việc tại phòng xét nghiệm HIV/AIDS?
Mục lục bài viết
1. Phụ cấp độc hại khi làm việc tại phòng xét nghiệm HIV/AIDS:
1.1. Phụ cấp độc hại được hiểu như thế nào?
Thực tế hiện nay có thể thấy, phụ cấp độc hại không còn quá xa lạ trong đời sống. Tuy nhiên đây vẫn là một khái niệm mơ hồ, bởi vì không có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về phụ cấp độc hại là gì. Tuy nhiên có thể dựa theo những cách hiểu thông thường, thì có thể hiểu rằng phụ cấp độc hại chính là một đoạn của các áp dụng cho những chủ thể đặc biệt, áp dụng cho những người lao động làm việc trong một môi trường có yếu tố nguy hiểm, hoặc họ làm việc trong điều kiện có các yếu tố độc hại, thường xuyên tiếp xúc với những nguy cơ độc hại và những rủi ro không đáng có, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Phụ cấp độc hại được xem là một phụ cấp thể hiện tính nhân đạo và quan tâm đến sức khỏe của những người lao động làm việc trong môi trường đặc biệt quan trọng này, là loại phụ cấp nhằm mục đích bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe và tinh thần cho người lao động. Mỗi ngành nghề và lĩnh vực đều có những tính chất đặc thù riêng biệt, vì vậy mức phụ cấp độc hại sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng lao động với những công việc khác nhau, hay nói cách khác là trong những môi trường khác nhau thì họ sẽ được hưởng mức phụ cấp độc hại khác nhau.
1.2. Phụ cấp độc hại khi làm việc tại phòng xét nghiệm HIV/AIDS:
Đối với những chủ thể thường xuyên làm việc tại phòng xét nghiệm và có tiếp xúc với mẫu chứa HIV/AIDS cũng được xem là một trong những chủ thể được hưởng loại phụ cấp độc hại. Vì căn cứ theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội có ghi nhận về một số ngành nghề và công việc đặc biệt nghiêm trọng, ngành nghề độc hại và nguy hiểm, trong đó có bao gồm các công việc làm trong phòng xét nghiệm HIV/AIDS, cụ thể như sau:
Số thứ tự | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc |
1 | Làm việc trong các cơ sở điều trị nhân phong, lao, tâm thần. | Thường xuyên làm việc trong môi trường lây bệnh nhiễm cao. |
2 | Trực tiếp khám,điều trị, phục vụ bệnh nhân da liễu, hoa liễu, viêm tắc mạch chi, trĩ, ngoại, tiết niệu, hậu môn nhân tạo. | Thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lở loét, hôi thối, nguy cơ lây nhiễm cao. |
3 | Đỡ đẻ, khám, điều trị các bệnh phụ khoa. | Công việc nặng nhọc, giải quyết nhiều công việc phức tạp, căng thẳng thần kinh tâm lý |
4 | Rửa tráng phim X quang. | Làm việc trong phòng kín, thiếu ánh sáng, căng thẳng thị giác, tiếp xúc với hoá chất độc |
5 | Xoa bóp, day bấm huyệt, vận động trị liệu,kéo nắn xương, bó bột. | Công việc nặng nhọc, căng thẳng thần kinh tâm lý. |
6 | Chuyên xét nghiệm bệnh tối nguy hiểm (dịch tả,dịch hạch, viêm gan, viêm não, HIV/AIDS và các bệnh lạ nguy hiểm khác). | Làm việc trong phòng kín, tiếp xúc với hoá chất độc, vi sinh vật gây bệnh tối nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm cao. |
… | … | … |
Vậy thì có thể thấy, đối với những chủ thể thường xuyên làm việc trong phòng xét nghiệm HIV/AIDS sẽ được hưởng mức phụ cấp độc hại theo quy định của pháp luật, vì môi trường làm việc của họ được xem là môi trường độc hại và nguy hiểm. Căn cứ theo quy định tại Thông tư 18/2022/TT-BLĐTBXH 2022 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành, có ghi nhận về chế độ phụ cấp nặng nhọc, phụ cấp độc hại và nguy hiểm cho các chủ thể, cụ thể như sau:
– Phụ cấp nặng nhọc và phụ cấp độc hại, phụ cấp nguy hiểm là loại phụ cấp được áp dụng cho những đối tượng là người lao động khi họ làm việc trong môi trường độc hại, làm những ngành nghề và công việc có điều kiện lao động nặng nhọc và nguy hiểm, hoặc môi trường đặc biệt nặng nhọc và đặc biệt độc hại theo quy định của pháp luật;
– Các chủ thể là người sử dụng lao động cần phải tiến hành hoạt động rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội, tiến hành hoạt động so sánh mức độ nặng nhọc và độc hại, so sánh mức độ nguy hiểm của các loại ngành nghề và các công việc với điều kiện lao động bình thường thông qua đó, xác định mức phụ cấp độc hại sao cho phù hợp trên thực tế, ngoài ra cần phải đảm bảo rằng, mức phụ cấp đối với ngành nghề vào công việc có điều kiện nặng nhọc và độc hại thấp nhất bằng 5% là cao nhất bằng 10%, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc và đặc biệt độc hại thấp nhất phải bằng 7% và cao nhất là 15% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong một điều kiện lao động bình thường;
– Phụ cấp nặng nhọc và phụ cấp độc hại được tính và chi trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc và điều kiện độc hại đó của người lao động, giờ làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì sẽ được tính bằng 1/2 (một phần hai) ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì sẽ được tính là cả ngày (hay còn gọi là 24 giờ).
2. Quy định của pháp luật về cách tính và mức hưởng phụ cấp độc hại:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư
Mức | Hệ số | Mức tiền phụ cấp |
1 | 0,1 | 180.000 đồng/tháng |
2 | 0,2 | 360.000 đồng/tháng |
3 | 0,3 | 540.000 đồng/tháng |
4 | 0,4 | 720.000 đồng/tháng |
Phụ cấp độc hại được tính dựa theo thời gian thực tế làm việc ở nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại và sẽ được trả cùng kỳ lương hàng tháng. Nếu làm việc dưới 4 giờ/ngày thì được tính bằng nửa ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì sẽ được tính bằng cả ngày làm việc.
3. Quy định về mức phụ cấp ưu đãi nghề y tế đối với chủ thể làm việc tại phòng xét nghiệm HIV/AIDS:
Căn cứ theo Điều 3 của Nghị định 56/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập sau được sửa đổi bởi nghị định 05/2023/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập), có quy định về mức phụ cấp ưu đãi nghề y tế như sau:
Thứ nhất, áp dụng mức phụ cấp 70% đối với các chủ thể thường xuyên và làm việc trực tiếp đối với các công việc như sau:
– Làm việc trong môi trường xét nghiệm, liên quan đến quá trình khám và điều trị, chăm sóc cho các đối tượng được xác định là người bệnh HIV/AIDS, phong và lao, hoặc các bệnh nhân tâm thần;
– Giám định pháp y và pháp y tâm thần, tiến hành hoạt động giải phẫu bệnh.
Thứ hai, áp dụng mức phụ cấp sáu mươi phần trăm đối với các chủ thể thường xuyên và trực tiếp làm các công việc sau đây:
– Khám và điều trị cũng như chăm sóc cho các đối tượng là bệnh nhân cấp cứu, các đối tượng được xác định là bệnh nhân trong quá trình phục hồi cấp cứu, cấp cứu 115 hoặc các bệnh nhân có bệnh truyền nhiễm;
– Tiến hành hoạt động xét nghiệm và phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật;
– Trực tiếp làm việc trong vấn đề kiểm dịch y tế biên giới.
Thứ ba, áp dụng mức phụ cấp năm mươi phần trăm đối với các chủ thể thường xuyên và trực tiếp làm việc trong lĩnh vực khám và điều trị, chăm sóc và phục vụ cho các bệnh nhân đang gây mê hồi sức, tiến hành hoạt động điều trị tích cực và điều trị nhi, điều trị cho trẻ nhỏ và chống độc, bỏng và da liễu. Ngoài ra pháp luật còn áp dụng một số mức phụ cấp ưu đãi ngành y tế đối với các chủ thể làm trong môi trường khác.
Như vậy thì có thể thấy, đối với những chủ thể trực tiếp khám và chữa bệnh cho những người bệnh bị HIV/AIDS thì sẽ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề y tế với mức là 70%.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 18/2022/TT-BLĐTBXH 2022 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành;
– Nghị định 56/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập;
– Nghị định 05/2023/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.