Hiện nay, vai trò của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy ngày càng trở nên quan trọng trong việc ứng phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống. Vậy câu hỏi đặt ra: Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về chức năng và nhiệm vụ của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy?
Mục lục bài viết
1. Chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy:
1.1. Khái quát chung về nguồn nhân lực Cảnh sát phòng cháy chữa cháy:
Có thể thấy, cảnh sát phòng cháy chữa cháy là một bộ phận của nguồn nhân lực nói chung trong xã hội và ngày càng có những đóng góp rất to lớn cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, là lực lượng thuộc Bộ Công an và đảm nhiệm những nhiệm vụ rất đặc thù như: tham mưu đề xuất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy chữa cháy; hướng dẫn xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy chữa cháy; thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy kịp thời khi có cháy xảy ra; xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy chữa cháy; tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy; kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng phòng cháy chữa cháy; tham gia cứu nạn, cứu hộ trên biển, sông nội địa và đường bộ trên phạm vi cả nước (khi có yêu cầu) …
Hơn nữa, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy còn có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước. Thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cảnh sát phòng cháy chữa cháy sẽ góp phần không nhỏ vào sự thành công của quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; đồng thời lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy còn đảm nhiệm một số nhiệm vụ giữ vững ổn định chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và bảo vệ các thành quả lao động của xã hội. Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy còn là lực lượng chuyên trách về công tác phòng cháy chữa cháy công việc này đòi hỏi quá trình tuyển dụng và đào tạo phải rất khoa học, bài bản. Vì vậy, những người tham gia học tập ngành này được tuyển lựa rất khắt khe (kĩ lưỡng) và phải đảm bảo có sức khỏe tốt, có phẩm chất đạo đức trong sạch, chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và chính sách của địa phương … Nguồn nhân lực này được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện tại Trường đại học Phòng cháy chữa cháy, Sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh và các Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với nhiều hệ đào tạo, bồi dưỡng và chuyên ngành khác nhau.
Từ những quan điểm trên, nguồn nhân lực cảnh sát phòng cháy chữa cháy có thể được hiểu như sau: Nguồn nhân lực cảnh sát phòng cháy chữa cháy là những người Công an nhân dân, hoạt động trên cơ sở kiến thức chuyên sâu về ngành phòng cháy chữa cháy, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và pháp luật của Nhà nước; là lực lượng có vai trò, vị trí quan trọng đối với quá trình phát triển của đất nước.
1.2. Quy định về chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy:
Căn cứ theo quy định của pháp luật thì có thể thấy, pháp luật hiện nay quy định lực lượng phòng cháy chữa cháy khá cụ thể và rõ ràng, bởi lực lượng phòng cháy chữa cháy được xem là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân tộc ta, bao gồm một số lực lượng cơ bản như sau: Lực lượng dân phòng; Lực lượng phòng cháy và chữa cháy ở cấp cơ sở; Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được thành lập theo quy định của pháp luật. Như vậy thì có thể thấy, lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được xem là một trong những lực lượng nòng cốt thuộc Công an nhân dân, và được xem là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy được tổ chức và hoạt động đồng thời được quản lý một cách thống nhất từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Vì thế cho nên lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy được pháp luật quy định cho những chức năng và nhiệm vụ cụ thể. Nhìn chung thì chức năng và nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy được quy định cụ thể tại Điều 1 của Luật phòng cháy chữa cháy năm 2013. Cụ thể như sau:
– Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy phải thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao phó theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy phải có trách nhiệm trong việc tham mưu và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành hoạt động ban hành và chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trên thực tế xoay quanh vấn đề phòng cháy và chữa cháy;
– Có trách nhiệm trong việc tổ chức và tuyên truyền pháp luật đến với người dân, phổ biến pháp luật trên thực tế, hướng dẫn xây dựng các phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy chữa cháy, tổ chức các buổi tập huấn và huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo kiến thức về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy;
– Thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy một cách nghiêm ngặt và hiệu quả, tiến hành hoạt động thẩm định và phê duyệt các thiết kế, đồng thời nghiệm thu thành quả trong quá trình phòng cháy chữa cháy, thực hiện hoạt động phòng cháy chữa cháy một cách kịp thời và nhanh chóng;
– Tổ chức các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy, tiến hành hoạt động kiểm tra và kiểm định kĩ thuật, kiểm định các giấy chứng nhận phù hợp với các phương tiện và thiết bị trong quá trình phòng cháy chữa cháy, đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
– Xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy có kinh nghiệm, trang bị và quản lý các phương tiện và các thiết bị trong quá trình phòng cháy chữa cháy;
– Kiểm tra và thanh tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, cấp giấy phép vận hành hàng nguy hiểm về cháy nổ theo quy định của pháp luật;
– Có trách nhiệm trong việc thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức điều tra hình sự phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của mình;
– Ngoài ra thì lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy còn có thể thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Hệ thống tổ chức của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy hiện nay:
Nhìn chung thì có thể thấy, Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy hiện nay có cơ cấu tổ chức vô cùng chặt chẽ và thống nhất. Nhìn chung thì Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn là cơ quan trực thuộc Bộ công an theo quy định của pháp luật, và có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ công an thống nhất quản lý trong quá trình chỉ đạo và hướng dẫn các lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm trong việc tổ chức và hướng dẫn lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tiến hành các biện pháp nghiệp vụ kịp thời trong hoạt động phòng cháy chữa cháy, cứu hộ và cứu nạn theo quy định của nhà nước và theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ công an. Nhìn chung thì có thể thấy, Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy do Cục chỉ huy trưởng, có 05 phó cục trưởng giúp việc.
Tổ chức và hệ thống cơ cấu hoạt động của Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ sẽ bao gồm:
Thứ nhất, cục trưởng và các phó cục trưởng có trách nhiệm phối hợp cùng với cục trưởng và giúp đỡ cục trưởng trong quá trình thi hành công vụ.
Thứ hai, các đơn vị thuộc Cục bao gồm:
– Phòng Tham mưu (Phòng 1);
– Phòng Tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Phòng 2);
– Phòng Công tác phòng cháy (Phòng 3);
– Phòng Thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy (Phòng 4);
– Phòng Công tác chữa cháy (Phòng 5);
– Phòng Công tác cứu nạn, cứu hộ (Phòng 6);
– Phòng Khoa học – công nghệ và kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Phòng 7);
– Thanh tra Phòng cháy, chữa cháy;
– Phòng Hậu cần – kỹ thuật (Phòng 9);
– Trung tâm Huấn luyện và ứng phó về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an (Trung tâm 1);
– Trung tâm Tư vấn và chuyển giao công nghệ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Trung tâm 2).
3. Một số giải pháp nhằm tăng cường chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy:
Hiện nay cần phải chú trọng một số giải pháp sau đây để tăng cường chức năng và nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cụ thể như sau:
– Tăng cường tuyên truyền pháp luật và nâng cao nhận thức trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân trong quá trình bảo vệ an ninh quốc gia nói chung và phòng cháy chữa cháy nói riêng;
– Hoàn thiện hệ thống pháp luật và hành lang pháp lý về công tác phòng cháy chữa cháy trong quá trình phòng ngừa và ứng phó, trong quá trình khắc phục hậu quả khi xảy ra hỏa hoạn ngoài ý muốn, hoàn thiện mô hình tổ chức và bộ máy của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy nhằm đảm bảo trật tự và an toàn xã hội, ứng phó kịp thời với các nguy hại có thể xảy ra;
– Tăng cường hiệu quả trong công tác chỉ đạo và chỉ huy, trong hoạt động điều hành và phân công phân cấp, xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy;
– Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy cần phải chủ động tham mưu cho lãnh đạo của Bộ công an về việc xây dựng các phương án và chuẩn bị các cơ sở vật chất cung cấp trang thiết bị sẵn sàng ứng phó với các vấn đề hiểm họa có thể xảy ra;
– Chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng và đào tạo nguồn nhân lực của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ chuyên sâu, ngày một hiện đại và chính quy, tinh nhuệ, vững mạnh về số lượng và đảm bảo về chất lượng, đủ sức mạnh để đáp ứng yêu cầu công tác phòng cháy chữa cháy trong tình hình mới;
– Mở rộng hợp tác quốc tế trong việc diễn tập và khắc phục hậu quả của thiên tai bằng các chương trình và kế hoạch cụ thể trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật phòng cháy, chữa cháy năm 2013.