Chế độ thờ cúng liệt sỹ là một trong các chế độ quan trọng đối với liệt sĩ sau khi họ qua đời, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, nhiều gia đình mong muốn được ủy quyền cho người khác thờ cúng liệt sĩ. Vậy có được phép ủy quyền cho người khác thờ cúng liệt sĩ hay không?
Mục lục bài viết
1. Được phép ủy quyền cho người khác thờ cúng liệt sĩ hay không?
1.1. Những chủ thể có quyền thời cúng liệt sĩ:
Hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về các chủ thể có quyền thờ cúng liệt sĩ. Bởi liệt sĩ là những người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng cách mạng của dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế xuất phát từ lợi ích của nhà nước và của toàn thể nhân dân, nay được nhà nước truy tặng bằng “tổ quốc ghi công”. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật ghi nhận một số chủ thể sau đây có thể được xác định là người thờ cúng liệt sĩ, cụ thể như sau:
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng con cái (bao gồm cả con đẻ và con nuôi) của liệt sĩ, những người có công nuôi liệt sĩ;
– Người được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ theo quy định của pháp luật;
– Các cơ quan và đơn vị được giao nhiệm vụ thờ cúng liệt sĩ.
Cụ thể hơn về vấn đề này, căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 có quy định rằng: Liệt sĩ không còn thân nhân được hưởng các khoản trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, thì người được giao hoặc được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ sẽ được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, có hướng dẫn cụ thể về người được ủy quyền thờ cúng liệt sỹ hoặc các cơ quan và đơn vị được giao nhiệm vụ thờ cúng liệt sĩ.
1.2. Có được phép ủy quyền cho người khác thờ cúng liệt sĩ hay không?
Theo như phân tích ở trên thì có thể thấy, bên cạnh cha đẻ mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con cái và những người có công nuôi liệt sĩ được quyền thờ cúng liệt sĩ, thì những người được ủy quyền theo quy định của pháp luật cũng sẽ có quyền thờ cúng liệt sĩ. Vậy đối với câu hỏi: Liệu rằng có được phép ủy quyền cho người khác thờ cúng liệt sĩ hay không? Thì sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, có quy định cụ thể về các chủ thể được uỷ quyền thờ cúng được sỹ, cụ thể như sau:
– Trường hợp liệt sĩ còn thân nhân theo quy định của pháp luật thì người được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được các thân nhân liệt sĩ ủy quyền bằng văn bản đảm nhiệm quá trình thờ cúng liệt sĩ và được nhận các khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp thân nhân của liệt sĩ chỉ còn con cái (bao gồm cả con đẻ và con nuôi), nếu như lực sĩ có nhiều con thì người được còn trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được những người con còn lại của liệt sĩ ủy quyền, nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải làm văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. Còn đối với trường hợp con của liệt sĩ giao cho người khác thực hiện quá trình thờ cúng thì người được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ sẽ được xác định là người mà con liệt sĩ thống nhất ủy quyền;
– Trường hợp được sĩ không còn thân nhân theo quy định của pháp luật, hoặc những người liệt sĩ chỉ còn một thân nhân duy nhất, nhưng thân nhân đó lại bị hạn chế năng lực hành vi, hạn chế năng lực pháp luật hoặc cư trú ngoài lãnh thổ của Việt Nam, thậm chí là không xác định được nơi cư trú của thân nhân liệt sĩ, thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ được xác định là người được những chủ thể thuộc khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 tiến hành hoạt động ủy quyền. Trường hợp những người này không còn thì được những người thuộc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thực hiện hoạt động ủy quyền;
– Đối với trường hợp không xác định được người ủy quyền thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở Lao động thương binh và xã hội sẽ ban hành quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sỹ theo mẫu do pháp luật quy định, giao cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi tham gia hoạt động cách, nếu như không xác định được nơi liệt sĩ đã từng cư trú trước khi họ tham gia hoạt động cách mạng thì sẽ giao cho các đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh để thực hiện nghi thức dâng hương liệt sĩ theo phong tục tập quán tại các địa phương.
Như vậy có thể thấy, đối với câu hỏi, có được phép ủy quyền cho người khác thờ cúng liệt sĩ hay không? Thì câu trả lời là có được phép ủy quyền cho người khác thực hiện hoạt động thờ cúng liệt sỹ. Thông thường thì người thờ cúng liệt sĩ sẽ là thân nhân của các liệt sĩ như cha mẹ, vợ chồng, con cái … tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định thì hoàn toàn có thể ủy quyền việc thờ cúng liệt sĩ cho những người khác. Có thể ủy quyền cho các chủ thể khác thực hiện hoạt động thờ cúng liệt sĩ trong những trường hợp sau:
– Người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ đã qua đời;
– Người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ không còn đáp ứng đủ điều kiện để có thể tiếp tục hoạt động thờ cúng liệt sĩ.
2. Quy định của pháp luật về thủ tục hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ:
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, thủ tục thực hiện thủ tục giải quyết chế độ thờ cúng liệt sĩ sẽ trải qua các giai đoạn cơ bản như sau:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu sẽ chuẩn bị hồ sơ đầy đủ hợp lệ để gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này được xác định là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của liệt sĩ trước khi họ qua đời. Các chủ thể có thể nộp hồ sơ thông qua nhiều cách thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp thông qua bưu điện. Nhìn chung thì hồ sơ xin hưởng chế độ thờ cúng liệt sỹ sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản như:
– Đơn đề nghị hưởng chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ theo quy định của pháp luật;
– Bản sao có công chứng bằng “tổ quốc ghi công” của liệt sĩ được chủ thể có thẩm quyền cấp theo thủ tục luật định;
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho những chủ thể khác.
Bước 2: Sau khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đủ giấy tờ sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra và xác nhận đơn đề nghị, lập danh sách gửi các giấy tờ đó theo quy định của pháp luật đến chủ thể có thẩm quyền đó là Phòng lao động thương binh và xã hội.
Bước 3: Phòng lao động thương binh và xã hội trong thời hạn 07 ngày được tính kể từ ngày nhận bộ hồ sơ hợp lệ sẽ có trách nhiệm tổng hợp và lập các danh sách kèm theo những giấy tờ có liên quan gửi đến Sở lao động thương binh và xã hội.
Bước 4: Sở lao động thương binh và xã hội trong thời hạn 12 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ sẽ có trách nhiệm kiểm tra và đối chiếu hồ sơ của liệt sĩ đang được quản lý, sau đó ban hành quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp hồ sơ gốc của liệt sĩ do địa phương khác quản lý thì khi đó chủ thể có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội cần phải có văn bản đề nghị nơi quản lý hồ sơ của liệt sĩ thực hiện hoạt động di chuyển hồ sơ của liệt sĩ kèm theo văn bản xác nhận chưa được giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.
Như vậy thì có thể nói, thời hạn giải quyết đối với thủ tục xin hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ giao động trong khoảng 24 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ.
3. Mức tiền trợ cấp thờ cúng liệt sĩ được xác định là bao nhiêu?
Theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng), xác định mức tiền trợ cấp thờ cúng liệt sĩ tăng 900.000 đồng so với trước đây. Cụ thể thì, tiền trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là 2.300.000 đồng/liệt sĩ/năm.
Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ được thực hiện từ năm Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định.
Trường hợp người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ chết trong năm nhưng trước thời điểm chi trả trợ cấp thì trợ cấp thờ cúng liệt sĩ của năm đó sẽ được chi trả cho người hưởng trợ cấp thờ cúng khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 Ưu đãi người có công với cách mạng;
– Nghị định 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
– Nghị định 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.