Người lao động ngoài được hưởng những chính sách, chế độ trong quá trình lao động như bảo hiểm y tế, BHXH, trợ cấp ốm đau, thai sản,... sau khi hết độ tuổi lao động mà bị mất sức lao động còn được trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. Vậy điều kiện, thủ tục nhận trợ cấp mất sức lao động hàng tháng được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện nhận trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:
- 2 2. Thủ tục nhận trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:
- 3 3. Mức hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:
- 4 4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết chế độ trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:
- 5 5. Mẫu đơn đề nghị giải quyết trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:
1. Điều kiện nhận trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:
Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 16/2010/TT-BLDTBXH, các đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định pháp luật sẽ được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng khi đáp ứng đồng thời 2 điều kiện sau:
– Đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động mà không thuộc diện được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
– Đã hết tuổi lao động.
* Các đối tượng được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:
Theo quy định tại Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: Những người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo
– Đối tượng được hưởng trợ cấp theo
– Đối tượng được hưởng trợ cấp theo Quyết định 613/QĐ-TTg bao gồm:
+ Người hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng đã hết hạn hưởng trợ cấp, không thuộc diện được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 60/HĐBT ngày 01 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng;
+ Người đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng và hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) trước ngày 01 tháng 7 năm 2010;
+ Người đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng nhưng đến ngày 01 tháng 7 năm 2010 chưa hết tuổi lao động.
Như vậy, chỉ những đối tượng được quy định tại Quyết định 613/QĐ-TTg và Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg mà đã hết tuổi lao động và hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động mà không thuộc diện được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, thì sẽ được hưởng trợ cấp mất sức lao động.
* Các trường hợp không được áp dụng chế độ này bao gồm:
– Người đang chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;
– Xuất cảnh trái phép;
– Người bị toà án tuyên bố mất tích;
– Người đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng hoặc đủ điều kiện xét hưởng trợ cấp hàng tháng theo
– Đã chết trước ngày 01 tháng 7 năm 2010.
Lưu ý rằng, các đối tượng đang chấp hành hình phạt tù, xuất cảnh trái phép hay bị tòa án tuyên bố mất tích vẫn sẽ được thực hiện trợ cấp hàng tháng nếu người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi người bị toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp.
2. Thủ tục nhận trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng bao gồm:
– Đơn đề nghị giải quyết trợ cấp hàng tháng theo Mẫu số 01- QĐ613;
– Quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng (theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định).
– Giấy tờ chứng minh được hưởng trợ cấp mất sức lao động; tùy vào từng trường hợp cụ thể người được hưởng trợ cấp tiến hành nộp các giấy tờ sau:
+ Bản chính Quyết định của cơ quan, đơn vị cho nghỉ việc vì mất sức lao động;
+ Bản chính Phiếu cá nhân (đối với trường hợp
+ Bản chính Biên bản giám định y khoa (trừ trường hợp nghỉ việc vì mất sức lao động theo
+ Bản chính Quyết định hoặc Thông báo thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
+ Trường hợp có bàn chính Bản trích lục hồ sơ mất sức lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thi được sử dụng thay cho hồ sơ mất sức lao động.
+ Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (bản sao) đối với trường hợp đối tượng bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích trở về (bản sao) đối với trường hợp đối tượng bị Tòa án tuyên bố là mất tích trở về hoặc Quyết định trở về nước định cư hợp pháp (bản sao) đối với trường hợp đối tượng xuất cảnh trở về định cư hợp pháp.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Người được hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp mất sức lao động tại Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
Bước 3: Xem xét và giải quyết yêu cầu.
Thời hạn giải quyết tối đa là 30 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được đơn đề nghị giải quyết trợ cấp hàng tháng của người đề nghị theo quy định (theo điểm a, khoản 3 Điều 5 Thông tư 16/2010/TT-BLDTBXH).
3. Mức hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 16/2010/TT-BLDTBXH, các đối tượng được hưởng trợ cấp mất sức lao động sẽ được hưởng mức trợ cấp như sau:
– Mức trợ cấp hàng tháng được tính thống nhất chung, bằng mức trợ cấp hàng tháng đang hưởng của đối tượng quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg, mức trợ cấp bằng 464.267 đồng/tháng, không phụ thuộc vào mức trợ cấp mất sức lao động hàng tháng đã hưởng trước đó. (Nếu Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng thì mức trợ cấp này cũng được điều chỉnh theo).
– Trong thời gian hưởng trợ cấp, người được hưởng trợ cấp sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; khi chết, người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết chế độ trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:
Theo quy định tại Điều 6, Thông tư 16/2010/TT-BLDTBXH, các cơ quan có trách nhiệm trong việc giải quyết trợ cấp hàng tháng bao gồm:
Thứ nhất, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra tình hình thực hiện các quy định tại Quyết định số 613/QĐ-TTg và Thông tư 16/2010/TT-BLDTBXH;
Thứ hai, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ chỉ đạo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định tại Quyết định số 613/QĐ-TTg và Thông tư 16/2010/TT-BLDTBXH;
Thứ ba, Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện trợ cấp hàng tháng, chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng quy định tại Quyết định số 613/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư 16/2010/TT-BLDTBXH. Hàng năm, tổng hợp số đối tượng hưởng trợ cấp và lập dự toán kinh phí chi trả theo quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
5. Mẫu đơn đề nghị giải quyết trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:
Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng được áp dụng theo Mẫu số 01-QĐ613 (Ban hành kèm theo Công văn 2834/BHXH-CSXH).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRỢ CẤP HÀNG THÁNG
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố …..
Tên tôi là: ….sinh ngày .…… tháng …… năm ….
Số CMND ….do ….. cấp ngày ….. tháng …. năm ….;
Hiện cư trú tại (ghi rõ số nhà, xóm, xã, huyện, tỉnh): ….
Số điện thoại (nếu có): ….
Tên cơ quan, đơn vị công tác trước khi nghỉ việc:…
Được nghỉ việc hưởng trợ cấp MSLĐ từ ngày … tháng ….. năm ….
Số hồ sơ MSLĐ (nếu có):…..
Thời gian công tác thực tế là:… năm…. tháng….
Đã hết thời hạn hưởng trợ cấp MSLĐ hàng tháng từ ngày …. tháng …. năm …
Địa chỉ nơi hưởng trợ cấp MSLĐ hàng tháng trước khi thôi hưởng trợ cấp (xã, huyện, tỉnh):…
Căn cứ quy định tại Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn
này đề nghị được giải quyết hưởng trợ cấp cấp hàng tháng và được nhận trợ cấp hàng tháng tại địa chỉ
(ghi rõ xóm, xã, huyện, tỉnh):….;đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại: ….
Tôi xin đảm bảo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên./.
…., ngày …… tháng ….. năm ….. Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (Ký, đóng dấu) | ….., ngày …… tháng ….. năm ….. Người viết đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
Lưu ý: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận hiện trạng cư trú của người viết đơn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
– Quyết định số 613/QĐ-TTg ban hành ngày 06 tháng 05 năm 2010 về việc trợ cấp hàng tháng cho những người bị mất sức lao động;
– Thông tư số 16/2010/TT-BLDTBXH ban hành ngày 01 tháng 6 năm 2010 hướng dẫn Quyết định 613/QĐ-TTg.