Hiện nay có thể thấy, số người mất sức lao động trên phạm vi cả nước ước lượng lên đến hàng chục ngàn người. Vậy câu hỏi đặt ra: Theo quy định của pháp luật thì những đối tượng nào sẽ được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của thông tư
– Đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động theo quy định của pháp luật mà không thuộc diện được tiếp tục phường chợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
– Đã hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật. Theo đó thì có thể thấy, thực hiện hoạt động trợ cấp mất sức lao động hàng tháng đối với các chủ thể đã có thời gian công tác thực tế từ 15 năm đến dưới 20 năm, cụ thể bao gồm:
+ Những người đã hết thời hạn được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng và hết tuổi lao động, tùy theo giới tính khác, nam được xác định là từ đủ 60 tuổi và nữ là từ đủ 55 tuổi, trước giai đoạn ngày 1 tháng 7 năm 2010. Còn kể từ năm 2021, thì độ tuổi thì hiệu của những người lao động được nâng lên, trong điều kiện lao động bình thường thì nam giới được xác định là từ đủ 60 tuổi 03 tháng, và nữ giới được xác định là 55 tuổi 04 tháng, sau đó thì cứ mỗi năm sẽ tăng lên 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ;
+ Những chủ thể là người đã hết thời hạn được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng nhưng đến hết giai đoạn ngày 1 tháng 7 năm 2010 thì chưa hết độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật.
Như vậy thì có thể thấy, theo như phân tích ở trên, thì mức hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng sẽ không được áp dụng đối với các đối tượng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đang chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;
– Xuất nhập cảnh trái phép và vi phạm quy định của pháp luật về hình sự;
– Bị tòa án tuyên bố là mất tích theo quy định của pháp luật;
– Đang được hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của pháp luật về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có dưới 20 năm công tác trong lĩnh vực quân đội này đã phục viên và xuất ngũ về địa phương;
– Đã qua đời trước giai đoạn ngày 1 tháng năm 2010.
2. Đối tượng được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư
– Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, đây được xem là danh hiệu vinh dự cao nhất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay;
– Thương binh (những chủ thể hoạt động trong quân đội tham gia chiến tranh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên), người hưởng chính sách như thương binh được xếp hạng thương tật;
– Những người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được xếp hạng thương tật;
– Những người bị mất sức lao động từ 81% trở lên;
– Những người khi về nghỉ việc đã hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật;
– Những người không nơi nương tựa và không có nguồn thu nhập, không có khả năng tự nuôi chính bản thân mình;
– Đối với những người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng trước giai đoạn này 9 tháng 10 năm 1989 theo quy định của pháp luật, thì ngoài những đối tượng nói trên, nếu thuộc diện dước đây cũng tiếp tục được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:
+ Những người có đủ 5 năm công tác thực tế theo quy định của pháp luật ở các chiến trường như, chiến trường thuộc loại B, chiến trường thuộc loại K, chiến trường thuộc loại C, ở các vùng biên giới hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng có nhiều khó khăn gian khổ;
+ Những người có đủ 25 năm công tác quy đổi trở lên;
+ Những người tính đến thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 1990 đã hết tuổi lao động.
3. Mức trợ cấp mất sức lao động hàng tháng đối với các chủ thể:
Căn cứ theo ĐIều 4 của Thông tư 16/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06/05/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động, có ghi nhận về mức trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
Nhìn chung thì mức trợ cấp mất sức lao động hàng tháng được tính thống nhất chung, bằng 464.267 đồng/tháng, không phụ thuộc vào mức trợ cấp mất sức lao động hàng tháng đã hưởng trước đó. Khi chủ thể có thẩm quyền là Chính phủ tiến hành hoạt động điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng thì mức trợ cấp này cũng được điều chỉnh theo.
Người hưởng trợ cấp hàng tháng, trong thời gian hưởng trợ cấp còn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, và đồng thời khi họ qua đời, người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.
4. Trình tự và thủ tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:
Nhìn chung thì thủ tục để được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng sẽ phải trải qua những giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Các chủ thể thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó bao gồm đơn đề nghị hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, giấy tờ tùy thân của người xin hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng …
Bước 2: Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong trường hợp này được xác định là Bộ lao động thương binh và xã hội. Bộ lao động thương binh và xã hội sẽ kiểm tra tình hình thực hiện theo quy định tại Thông tư 16/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06/05/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động. Sau đó chuyển hồ sơ xuống cho cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển khai việc thực hiện trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hằng năm, bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tiến hành hoạt động tổng hợp số đối tượng được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng và lập dự toán kinh phí chi trả theo quy định của pháp luật hiện hành về tài chính và gửi đến Bộ Lao động thương binh và xã hội, đồng thời gửi đến Bộ Tài chính.
Bước 3: Thời hạn giải quyết trong trường hợp này theo quy định của pháp luật là tối đa 30 ngày, được tính kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam nhận được đơn đề nghị giải quyết trợ cấp mất sức lao động hàng tháng của người đủ điều kiện được hưởng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 16/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06/05/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động;
–
– Thông tư 35/2021/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 9 Thông tư 30/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của