Hiện nay, nhiều tiệm cầm đồ quan niệm rằng, nhận cầm cố đối với các tài sản không có giấy tờ không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy câu hỏi đặt ra, mức xử phạt đối với hành vi nhận cầm cố tài sản không có giấy tờ được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nhận cầm cố tài sản không có giấy tờ bị xử phạt thế nào?
1.1. Một số rủi ro khi nhận cầm cố tài sản không có giấy tờ:
Hiện nay, nhiều chủ thể vẫn chấp nhận cầm cố đối với các loại tài sản không có giấy tờ. Hành vi này tìm ẩn rất nhiều rủi ro cho chủ tiệm cầm đồ. Có thể kể đến một số rủi ro thường gặp đối với các chủ tiệm cầm đồ khi thực hiện hoạt động cầm của các loại tài sản không có giấy tờ, cụ thể như sau:
– Tiềm ẩn hành vi vi phạm pháp luật, nếu chủ tiệm cầm đồ cầm của các loại động sản đăng ký quyền sở hữu mà không có giấy tờ thì họ có thể bị xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hành chính, hoặc thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự việc;
– Mất tiền, trường hợp này hoàn toàn có thể xảy ra nếu như khách hàng không trả lại khoản tiền vay hoặc không đến lấy lại tài sản không có giấy tờ đó sau khi hết thời hạn cầm cố, thì chủ tiệm cầm đồ sẽ mất khoản tiền vay và không có tài sản để bù đắp;
– Rủi ro về mặt tài chính, các chủ tiệm cầm đồ hoàn toàn có thể gặp phải rủi ro về mặt tài chính nếu họ cho vay tiền nhiều hơn so với giá trị thực của tài sản, hoặc nếu như họ cho vay tài sản đối với các khách hàng không đủ sự tin cậy.
1.2. Mức xử phạt đối với hành vi nhận cầm cố tài sản không có giấy tờ:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì có thể thấy, cầm cố là một giao dịch dân sự, cầm cố tài sản được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2015. Cầm cố tài sản là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho bên nhận cầm cố để tiến hành hoạt động bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay. Và việc một tài sản được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ sẽ được coi là hợp pháp căn cứ theo quy định tại Điều 296 Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành. Tuy nhiên một trong những điều kiện để giao dịch cầm cố tài sản có hiệu lực pháp luật đó là, tài sản đem đi cầm cố phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ thể cầm cố. Vậy trong trường hợp, bên cầm cố nhận tài sản không có giấy tờ sẽ kéo theo rất nhiều rủi ro, thậm chí đây sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy câu hỏi đặt ra: Mức xử phạt đối với hành vi nhận cầm cố tài sản không giấy tờ được ghi nhận như thế nào? Để trả lời được câu hỏi này, căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, thì mức xử phạt đối với hành vi nhận cầm cố tài sản không có giấy tờ được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện hành vi sau đây: Nhận cầm cố tài sản mà không tiến hành hoạt động lưu giữ tài sản cầm cố hoặc, nhận cầm cố tài sản nhưng không lưu giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ trong thời gian cầm cố tài sản đối với các loại tài sản theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện hành vi: Nhận cầm của các loại tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt, hoặc do người khác phạm tội mà có nhưng không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy thì có thể thấy, hành vi nhận cầm cố tài sản không có giấy tờ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, và tùy theo mức độ khác nhau có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo như phân tích ở trên hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng.
2. Những cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm cố tài sản có trách nhiệm đảm bảo điều kiện về an ninh trật tự hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì có thể thấy, hoạt động cầm cố tài sản được xem là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn trật tự, do đó các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm cố tài sản phải có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự và an toàn khu vực, căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Thông tư 42/2017/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định chi tiết một số điều của
Ngoài ra thì căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Thông tư 42/2017/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định chi tiết một số điều của
– Có trách nhiệm trong việc kiểm tra các loại giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, ví dụ như kiểm tra giấy chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, kiểm tra hộ chiếu còn thời hạn hoặc các loại giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp theo đúng quy định của pháp luật, còn giá trị sử dụng, ngoài ra thì sao chụp lại những giấy tờ đó để lưu lại cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm cố;
– Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo đúng quy định của pháp luật;
– Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ các giấy tờ sở hữu, và cơ sở kinh doanh cần phải lưu giữ lại bản chính của các loại giấy tờ đó trong thời gian tiến hành hoạt động cầm cố tài sản;
– Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba thì cần phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu hợp pháp;
– Không được tiến hành hoạt động nhận cầm cố đối với các loại tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do hành vi vi phạm pháp luật mà có;
– Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không được vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của pháp luật, phải phù hợp với lãi suất do Bộ luật dân sự quy định;
– Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và phải tiến hành các hoạt động nhằm đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố tại cơ sở kinh doanh dịch vụ.
3. Nhận cầm cố tài sản không có giấy tờ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Nếu những chủ thể thực hiện hoạt động nhận cầm cố tài sản không có giấy tờ thỏa mãn có cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 250 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Chứa chấp tài sản là một trong các hành vi sau đây: cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản; cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, che dấu, bảo quản tài sản đó và tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó. Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có phải là hành vi được tiến hành không có sự hứa hẹn trước với người phạm tội có được tài sản. Đây là điểm khác so với hành vi giúp sức trong đồng phạm. Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản mà có sự hứa hẹn trước với người có tài do phạm tội là hành vi tác động trực tiếp đến việc thực hiện tội phạm của người có tài sản do phạm tội mà có và bị coi là hành vi giúp sức trong đồng phạm.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì có thể thấy, nếu chủ tiệm cầm đồ không hề biết về nguồn gốc của tài sản cũng như không hứa hẹn trước về việc sẽ tiêu thụ các loại tài sản không có giấy tờ này, thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh nêu trên. Tuy nhiên nếu biết đó là tài sản do người khác phạm tội mà có thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh đó. Nếu phát hiện ra những vấn đề nghi ngờ, thì chủ tiệm cầm đồ lên trình báo với cơ quan công an về trường hợp này để phòng tránh những vấn đề liên quan đến tài sản có thể xảy ra gây rắc rối cho bản thân mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Thông tư 42/2017/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.