Hiện nay vẫn còn nhiều tai nạn diễn ra gây ra những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản của con người. Có nhiều câu hỏi giửi tới Luật Dương Gia, trường hợp về mức bồi thường tai nạn giao thông khi cả hai bên cùng có lỗi quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm tai nạn giao thông là gì?
Ngày này, ta vẫn thấy những cú va chạm xe được diễn ra, thậm chí là thường xuyên. Tai nạn giao thông đã là mất đi khả năng lao động của rất nhiều người, gây tổn hại đến sức khỏe thậm chí là cả tính mạng của biết bao nhiêu con người. Theo đó, tai nạn giao thông là gì được quy định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP, ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Tai nạn giao thông là một sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn của con người, được xảy ra khi con người tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản.
2. Mức bồi thường tai nạn giao thông khi cả hai bên cùng có lỗi:
Để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh luôn luôn thỏa mãn các điều kiện quy định tại Bộ luật dân sự 2015 cụ thể là:
– Phải có thiệt hại xảy ra bao gồm các loại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, uy tín, danh dự của cá nhân và của tổ chức bị xâm phạm);
– Có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại ;
– Giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại có mối quan hệ nhân quả;
– Có lỗi của người gây thiệt hại gây ra.
Tuy nhiên, trong trường hợp cả hai bên đều có lỗi với thiệt hại được xác định cụ thể thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại mang tính chất theo phần. Có nghĩa phần bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại.
Đối với những trường hợp không có căn cứ để xác định mức độ lỗi của mỗi bên thì trách nhiệm hỗn hợp được chia đều, mỗi bên chịu trách nhiệm về tài sản theo phần bằng nhau. Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể mức độ lỗi tương ứng với giá trị bồi thường như thế nào tuy nhiên chúng tôi dựa vào kinh nghiệm thực tế để chia sẻ thông tin hữu ích đến với quý bạn đọc. Do đó, tốt hơn hết là giữa hai bên nên thỏa thuận với nhau để giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức.
3. Mức bồi thường khi gây tai nạn giao thông:
Gây tai nạn giao thông có thể gây ra những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản của con người. Việc bồi thường cho những thiệt hại đó được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự năm 2015. Mặc dù vậy, Bộ luật dân sự không ấn định ra một con số cụ thể mà tùy vào tính chất, mức độ lỗi vi phạm. Theo đó, việc áp dụng các mức bồi thường được quy định như sau:
– Thiệt hại mà tài sản bị xâm phạm bao gồm: Tài sản bị hủy hoại, hoặc mất đi, bị hư hỏng. Những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác những tài sản bị mất, bị giảm sút và chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm: Các khoản chi phí bao gồm: Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đối với người bị thiệt hại; nếu như thu nhập đó không ổn định và khó xác định thì áp dụng bồi thường dựa vào mức thu nhập trung bình của lao động tương đương với người đó. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất đối với người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; Thiệt hại khác do luật quy định.
Căn cứ Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với vi phạm xảy ra cụ thể:
Nếu người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại đối với người đó thì phải bồi thường thiệt hại đối với những hành vi mình gây ra.
Trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc có quy định từ luật khác.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì một người đó có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe,nhân phẩm, danh dự, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Nhưng cũng có những trường hợp người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường do phát sinh sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên thiệt hại gây ra. Tuy nhiên, Luật cho phép và tôn trọng vào sự thỏa thuận của các bên hoặc do Luật khác có quy định.
4. Xác định mức bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông:
Căn cứ dựa vào quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
Với thiệt hại thực tế thì người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ và kịp thời. Pháp luật vẫn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên nên theo đó, nếu trường hợp các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần thì hoàn toàn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trường hợp người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bồi thường thì có thể được giảm mức bồi thường nếu trường hợp xác minh được mình không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Trường hợp mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường sao cho phù hợp nhất.
Trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Khi bị tai nạn giao thông trách nhiệm của bên bán bảo hiểm như thế nào?
Trường hợp khi bạn tham gia giao thông không may mắn bị tai nạn. Nhưng khi thông báo cho bên bảo hiểm xe tuy nhiên bên bảo hiểm đưa ra ý kiến là không chịu trách nhiệm với vấn đề xe của bạn với lý do bạn chưa xuất biên lai thu tiền. Thì vấn đề của bạn được pháp luật quy định như sau:
Thứ nhất là về vấn đề đã có giấy bảo hiểm thì có được xem là hợp lệ lưu thông trên đường không.
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008 cụ thể tại khoản 2, điều 58 quy định Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Giấy phép lái xe; Đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Do đó, khi tham gia giao thông , người tham gia giao thông phải mang đủ các loại giấy tờ quy định như trên thì bạn đủ điều kiện tham gia giao thông.
Thứ hai việc bên doanh nghiệp bảo hiểm cố tình trốn tránh trách nhiệm vì cho rằng bạn chưa xuất biên lai thu tiền cho bên bảo hiểm.
Căn cứ theo điều 4 Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quy định Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự duy nhất giữa chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm. Đối với mỗi loại xe cơ giới được cấp một Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chủ xe cơ giới bị mất Giấy chứng nhận bảo hiểm phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm nơi đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm để xin cấp lại theo đúng thủ tục Pháp luật quy định.
Như vậy nếu việc bạn không có biên lai thu tiền là trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. do đó, doanh nghiệp là chủ thể có nghĩa vụ cấp cho ban biên lai này. Còn vấn đề doanh nghiệp bảo hiểm nói không chịu trách nhiệm với lý do này là không có cơ sở. Bởi giấy chứng nhận bảo hiểm có được là sau khi người mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm giữa bạn với doanh nghiệp bảo hiểm đã có hiệu lực. Bên doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ bảo hiểm cho xe bạn và ngược lại bạn có quyền hưởng dịch vụ này. Giấy chứng nhận bảo hiểm là cơ sở duy nhất ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa hai bên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015 ;
– Luật Giao thông đường bộ 2008;
– Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.