Kiểm tra cơ sở kinh doanh là một trong những quyền và trách nhiệm của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vậy cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra cơ sở kinh doanh?
Mục lục bài viết
1. Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra cơ sở kinh doanh?
Căn cứ khoản 1 Điều 50
Như vậy, đối với các cơ sở kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thì Cơ quan Công an là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra những cơ sở kinh doanh này. Thẩm quyền kiểm tra các cơ sở kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự cụ thể như sau:
– Cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và trực tiếp quản lý các cơ sở kinh doanh có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra định kỳ hàng năm hoặc đột xuất;
– Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an các cấp chỉ được tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý khi phát hiện ra cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự mà cần phải xử lý ngay; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc của cá nhân liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh trên địa bàn do mình quản lý. Sau khi đã kiểm tra phải có văn bản thông báo về kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu như có) cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh đó;
– Công an các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi mà có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự cần tiến hành kiểm tra đột xuất thì sẽ phải được thủ trưởng cơ quan Công an từ cấp huyện trở lên phê duyệt bằng văn bản hoặc là có văn bản chỉ đạo của Công an cấp trên.
Có hai hình thức kiểm tra các cơ sở kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, bao gồm:
– Kiểm tra định kỳ;
– Kiểm tra đột xuất.
2. Quy định về kiểm tra cơ sở kinh doanh:
Như đã nói ở mục trên, Cơ quan Công an là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra những cơ sở kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và có hai hình thức kiểm tra là kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Cu thể như sau:
2.1. Kiểm tra định kỳ:
Cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra các cơ sở kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đã nêu ở mục trên thực hiện kiểm tra định kỳ cơ sở kinh doanh không quá một lần trong một năm và phải thực hiện kết hợp kiểm tra các nội dung khác liên quan đến an ninh, trật tự (nếu có), cụ thể như sau:
– Thủ trưởng cơ quan Công an có thẩm quyền quyết định thành lập đoàn hoặc tổ kiểm tra (sau đây viết gọn là đoàn kiểm tra);
– Lập kế hoạch kiểm tra Phòng hướng dẫn quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và con dấu thuộc về Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Đội đăng ký, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và con dấu thuộc về Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh;
– Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp huyện có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở kinh doanh thuộc phạm vi quản lý, trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt;
– Nội dung kế hoạch kiểm tra định kỳ, gồm:
+ Lý do, căn cứ tiến hành kiểm tra;
+ Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
+ Đối tượng kiểm tra;
+ Nội dung kiểm tra;
+ Thành phần đoàn kiểm tra;
+ Thời gian tiến hành kiểm tra;
– Thực hiện kiểm tra:
+ Trước khi thực hiện kiểm tra, cơ quan Công an có thẩm quyền phải có văn bản thông báo trước 05 ngày làm việc cho các cơ sở kinh doanh về thời gian, địa điểm, nội dung kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra;
+ Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho thành viên đoàn kiểm tra theo kế hoạch;
+ Thành viên đoàn kiểm tra phải nghiên cứu, nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch kiểm tra;
+ Thành viên đoàn kiểm tra phải chủ động thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn kiểm tra;
+ Nội dung kiểm tra theo quy định của pháp luật và kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt;
+ Việc kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định, có chữ ký của người lập biên bản, của đại diện đoàn kiểm tra và người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự hoặc của người đại diện của cơ sở kinh doanh. Biên bản kiểm tra phải lập ít nhất là 02 bản và giao cho cơ sở kinh doanh 01 bản.
+ Trường hợp phát hiện cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thì ngoài việc phải lập biên bản kiểm tra còn phải lập biên bản vi phạm hành chính để thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện có các dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan tới các lĩnh vực khác nếu như không thuộc thẩm quyền xử lý thì trưởng đoàn kiểm tra phải kịp thời báo cáo đến lãnh đạo quản lý trực tiếp để xin ý kiến chỉ đạo; không được tự ý giải quyết các công việc không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
– Kết thúc kiểm tra:
+ Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra cho lãnh đạo đã phê duyệt kế hoạch;
+ Lãnh đạo có trách nhiệm phân công cán bộ theo dõi, đôn đốc việc khắc phục tồn tại, thiếu sót hoặc là xử lý vi phạm của cơ sở kinh doanh (nếu có).
2.2. Kiểm tra đột xuất:
Thủ trưởng các cơ quan Công an có thẩm quyền đã nêu ở mục trên quyết định việc kiểm tra đột xuất đối với cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:
– Trường hợp thành lập đoàn kiểm tra thì trưởng đoàn kiểm tra phải có trách nhiệm đề xuất biện pháp, nội dung thực hiện công tác kiểm tra và báo cáo đến lãnh đạo phê duyệt và quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
– Trường hợp vì lý do cấp thiết không thành lập đoàn kiểm tra mà lãnh đạo chỉ phân công các cán bộ thực hiện thì cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra phải chịu trách nhiệm về việc kiểm tra;
– Đối với đoàn kiểm tra hoặc cán bộ kiểm tra thuộc những lực lượng nghiệp vụ khác không trực tiếp quản lý các cơ sở kinh doanh thì cán bộ phụ trách đoàn kiểm tra phải xuất trình về Giấy chứng minh Công an nhân dân cho người đại diện của cơ sở kinh doanh;
– Nội dung kiểm tra, lập biên bản kiểm tra, kết thúc kiểm tra thực hiện theo quy định như kiểm tra định kỳ đã nêu trên.
3. Quy định về nội dung kiểm tra cơ sở kinh doanh:
Khi Cơ quan Công an kiểm tra những cơ sở kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thì nội dung kiểm tra bao gồm:
– Kiểm tra, thanh tra những giấy tờ trong hồ sơ pháp lý; nội dung kinh doanh được ghi trong Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do chính cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho cơ sở kinh doanh với thực tế của cơ sở đang hoạt động;
– Kiểm tra việc chấp hành các quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Kiểm tra người và phương tiện, sản phẩm kinh doanh, dịch vụ liên quan đến các hoạt động của cơ sở kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Lưu ý rằng, kết thúc kiểm tra, thanh tra phải lập biên bản (theo mẫu quy định thống nhất của Bộ Công an) và ghi rõ kết quả và tồn tại hoặc vi phạm (nếu có).
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 42/2017/TT-BCA về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.