Chấp hành viên thi hành án dân sự là những người thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. Vậy, Địa vị pháp lý của chấp hành viên thi hành án dân sự như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chấp hành viên trong thi hành án dân sự là ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự năm 2022 thì ta có thể hiểu rằng chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định. Theo đó thì chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp.
Tóm lại, chấp hành viên thi hành án dân sự là những người thi hành các bản án, quyết định của Tòa án.
2. Địa vị pháp lý của chấp hành viên thi hành án dân sự:
2.1. Địa vị pháp lý của chấp hành viên thi hành án dân sự thể hiện ở nhiệm vụ, quyền hạn chung:
Trong nhiệm vụ, quyền hạn chung thì địa vị pháp lý của chấp hành vien thi hành án dấn ự được thể hiện như sau:
Một là, chấp hành viên trong thi hành án dân sự phải thi hành đúng nội dung bản án, quyết định;
Hai là, chấp hành viên trong thi hành án dân sự phải được quyền xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án
Ba là, chấp hành viên trong thi hành án dân sự phải thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
Bốn là, chấp hành viên trong thi hành án dân sự phải kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
Năm là, quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
Sáu là, chấp hành viên trong thi hành án dân sự phải áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
Bảy là, chấp hành viên trong thi hành án dân sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
Tám là, chấp hành viên trong thi hành án dân sự có quyền triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
Chín là, yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
Mười là, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
Mười một, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
Mười hai, quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật
Mười ba, lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền
Mười bốn, thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Mười lăm, , được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
Mười sáu, khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
2.2. Địa vị pháp lý của chấp hành viên thi hành án dân sự thể hiện thông qua các quy định về trình tự, thủ tục thi hành các bản án, quyết định:
Trong trình tự, thủ tục thi hành các bản án, quyết định thì địa vị pháp lý của chấp hành viên thi hành án dân sự được thể hiện như sau;
Một là, chấp hành viên ra giấy báo tự nguyện thi hành án cho người phải thi hành án; thông báo các quyết định thi hành án và giấy báo tự nguyện thi hành án.trong giai đoạn đương sự tự nguyện thi hành án
Hai là, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án, xác minh tài sản của người phải thi hành án.
Ba là, Chấp hành viên có quyền triệu tập đương sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; quyền được áp dụng các biện pháp bảo đảm hoặc các biện pháp cưỡng chế quy định
Bốn là, trong quá trình, thủ tục cưỡng chế Thi hành án Chấp hành viên căn cứ vào biên bản xác minh điều kiện thi hành án tiến hành lựa chọn áp dụng biện pháp cưỡng chế Thi hành án; ra quyết định cưỡng chế và thông báo quyết định cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; tổ chức cưỡng chế nếu người phải Thi hành án không tự nguyện thi hành nghĩa vụ
Năm là, ở giai đoạn sau khi cưỡng chế Thi hành án, Chấp hành viên có thể tiến hành thu phí Thi hành án của người được Thi hành án đối với loại việc Thi hành án trả tài sản cho người được Thi hành án sau khi tổ chức giao tài sản cho người được Thi hành án .
Sắp xếp hồ sơ và lưu trữ hồ sơ Thi hành án.
Chấp hành viên phải thực hiện thanh toán tiền cho người được Thi hành án sau khi thực hiện xong biện pháp cưỡng chế và thu được tiền đối với loại việc Thi hành án trả tiền cho người được Thi hành án, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thu được tiền.
Tóm lại, từ những lập luận và phân tích như trên có thể thấy chấp hành viên thi hành án dân sự có điạ vị pháp lý hết sức quan trọng trong việc thi hành các bản án, quyết định. Có thể nói, thấy chấp hành viên thi hành án dân sự giữ vị trí then chốt trong quá trình thực hiện việc thi hành án, việc thi hành án nhanh hay chậm, đơn giản hay phức tạp một phần lớn là do cách thức làm việc của chấp hành viên thi hành án dân sự.
3. Để trở thành chấp hành viên thi hành án dân sự thì cần gì?
Căn cứ theo các quy định của Luật thi hành án dân sự 2022 thì ta có thể xác định được rằng khi muốn trở thành chấp hành viên thi hành án dân sự thì cần đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể như là:
Thứ nhất, để trở thành chấp hành viên thi hành án dân sự thì phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc.
Thứ hai, phải là công dân trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt,
Thứ ba, có trình độ cử nhân luật trở lên,
Thứ tư, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
Lưu ý: người có đủ tiêu chuẩn nêu trên đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp hoặc đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp.
Những điều kiện trên là những điều kiện chung để trở thành chấp hành viên thi hành án dân sự. Còn để trở thành chấp hành viên sơ cấp, trung cấp và cao cấp thì cần phải đồng thời đáp ứng được các điều kiện riêng đối với từng cấp. Cụ thể như sau:
– Đối với điều kiện được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự thì ngoài những điều kiện chung nêu trên cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
Một là, trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
Hai là, đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
Ba là, phải có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
– Đối với điệu kiện được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự thì ngoài những điều kiện chung nêu trên cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
Một là, trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.
Hai là, có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;
– Đối với điệu kiện được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự thì ngoài những điều kiện chung nêu trên cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
Một là, trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.
Hai là, có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;
– Đối với chấp hành viên thi hành án trong quân đội thì cũng cần đáp ứng những tiêu chuẩn nêu trên tương ứng với Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp đồng thời là sỹ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trong quân đội.
Lưu ý: đối với trường hợp người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên chuyển công tác đến cơ quan thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên ở ngạch tương đương mà không qua thi tuyển.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật thi hành án dân sự 2022