Các cá nhân hay doanh nghiệp có ý định xây dựng nhà xưởng, kho chứa hàng để kinh doanh cần lưu ý vấn đề liên quan đến vấn đề môi trường, cụ thể phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tại sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường nhà xưởng kho chứa hàng?
- 2 2. Hồ sơ, trình tự thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà xưởng, kho chứa hàng:
- 3 3. Một số lưu ý về báo cáo đánh giá tác động môi trường:
- 4 4. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà xưởng, kho chứa hàng:
1. Tại sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường nhà xưởng kho chứa hàng?
Nhà kho, xưởng chứa hàng là nơi chứa các nguyên vật liệu, hàng hóa khi nhập hàng hoặc trước khi xuất ra ngoài. Trong các kho nguyên liệu thường sẽ có nhiệt độ cao và khá kín, trong đó lại chứa nhiều hàng, có những mặt hàng dễ cháy nổ nên việc kiểm soát cũng như giảm thiểu tối đa các tác động của môi trường đến kho, nhà xưởng chứa hàng là điều kiện tiên quyết. Kế hoạch bảo vệ môi trường chính là hồ sơ mang tính pháp lý thay cho lời cam kết bảo vệ môi trường của chủ doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất, kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường nhà xưởng kho chứa hàng.
Nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa có kế hoạch bảo vệ môi trường thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nặng.
Hiện nay, theo quy định mới của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 thì không còn quy định về thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường này nữa mà hiện nay thực hiện thủ tục báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Hồ sơ, trình tự thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà xưởng, kho chứa hàng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà xưởng kho chứa hàng gồm:
– 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường
– Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của nhà xưởng, kho chứa hàng.
Bước 2: Quy trình thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà xưởng, kho chứa hàng như sau:
– Thành lập hội đồng thẩm định: cơ quan thẩm định sẽ ra quyết định thành lập hội đồng thẩm định, thành phần gồm ít nhất là 07 thành viên.
– Sau đó sẽ thực hiện gửi quyết định thành lập cùng các tài liệu đến từng hội đồng thành viên.
Lưu ý về thành phần của hội đồng thẩm định: phải có ít nhất 1/3 tổng số thành viên là chuyên gia. Chuyên gia phải đảm bảo điều kiện có năng lực chuyên môn về môi trường hay các lĩnh vực khác liên quan đến dự án cần xin đánh giá tác động môi trường. Kinh nghiệm công tác nếu như có bằng cử nhân hoặc văn bản trình độ tương đương thì phải có ít nhất 07 năm; còn nếu có bằng thạc sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương thì kinh nghiệm đòi hỏi ít nhất là 03 năm; nếu có bằng tiến sĩ hoặc văn bẳng khác tương đương thì đòi hỏi kinh nghiệm ít nhất là 02 năm.
– Các chuyên gia tham gia đánh giá tác động môi trường nhà xưởng, kho chứa hàng.
– Trách nhiệm của thành viên hội đồng thẩm định phải nghiên cứu hồ sơ thẩm định.
– Xem xét, tổng hợp lại ý kiến của các thành viên trong hội đồng thẩm định.
3. Một số lưu ý về báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Thứ nhất, về trách nhiệm chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà xưởng, kho chứ hàng được xác nhận.
– Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được xác nhận.
– Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động, thực hiện biện pháp khắc phục và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan.
– Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra.
Thứ hai, trường hợp có thay đổi chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì chủ dự án, chủ cơ sở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được xác nhận đăng ký và thông báo cho cơ quan đã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường biết việc thay đổi.
Thứ ba, trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện tại một trong các cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.
4. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà xưởng, kho chứa hàng:
Mẫu số 02. Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /..…….. | (Địa danh), ngày… tháng… năm….. |
Kính gửi: (3)
Chúng tôi là: (1), chủ đầu tư dự án (2) (thông tin như Phụ lục đính kèm).
Dự án (2) đã được … phê duyệt/chấp thuận (điều chỉnh) chủ trương đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phê duyệt/chấp thuận chủ trương đầu tư).
Hoặc Dự án (2) đã được … cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Dự án (2) thuộc thẩm quyền phê duyệt đầu tư của ……………
Địa điểm thực hiện dự án (2): …………
Địa chỉ liên hệ của (1): …………
Điện thoại: ………; Fax: ………; E-mail: ………….
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm:
– Dự án đầu tư của (2) (hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc tài liệu tương đương);
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2).
Chúng tôi cam kết bảo đảm về tính trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu trong các báo cáo, tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2).
| QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ |
Ghi chú:
(1) Chủ dự án đầu tư;
(2) Tên dự án;
(3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
(4) Đại diện có thẩm quyền của (1).
Phụ lục
(kèm theo Văn bản số… ngày… tháng… năm… của (1))
1. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (theo liệt kê tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP):
1.1. Là loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: □
Công suất: Lớn □ Trung bình □ Nhỏ □
1.2. Không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: □
– Dự án quan trọng quốc gia □ Nhóm A □ Nhóm B □ Nhóm C □
– Quy mô diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước (theo liệt kê tại Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
Lớn □ Trung bình □ Nhỏ □
– Thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm ở biển, giao khu vực biển để lấn biển theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo:
Thủ tướng Chính phủ □ Bộ TN&MT □ UBND cấp tỉnh/thành phố □
– Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác và sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về khoáng sản, tài nguyên nước:
UBND cấp tỉnh/thành phố □ Bộ TN&MT □
2. Thông tin khác:
– Nằm trong nội thành, nội thị của các đô thị: Có □ Không □
– Xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt: Có □ Không □
– Có sử dụng đất, đất có mặt nước của: khu bảo tồn thiên nhiên □; rừng đặc dụng □; rừng phòng hộ □; rừng tự nhiên □; khu bảo tồn biển □; khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản □; vùng đất ngập nước quan trọng □; di sản thiên nhiên khác được xác lập hoặc được công nhận □
– Có sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng: Có □ Không □
– Có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên: Có □ Không □
– Có yêu cầu di dân, tái định cư: Có □ Không □
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 21/VBHN-VPQH Luật bảo vệ môi trường.
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường.
Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường