Nhìn chung, các quyền lợi của binh sĩ sau khi xuất ngũ được hưởng được xem là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Vậy thì, các đối tượng là binh sĩ xuất ngũ liệu có được hưởng bảo hiểm xã hội hay không?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về binh sĩ xuất ngũ:
Hiện nay thì pháp luật đã quy định cụ thể về các đối tượng là binh sĩ xuất ngũ. Vậy để hiểu thế nào là binh sĩ xuất ngũ, cần phải tìm hiểu thêm quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề này. Trước tiên thì xuất ngũ được hiểu là, quá trình mà các chủ thể là hạ sĩ quan và binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong các lực lượng trực thuộc quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng cảnh sát biển phù hợp với quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2019 hiện hành có ghi nhận rằng, các đối tượng là hạ sĩ quan và binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì sẽ được xuất ngũ phù hợp với pháp luật. Ngoài ra thì các đối tượng là Hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn theo quy định của pháp luật khi được chủ thể có thẩm quyền đó là Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận rằng các đối tượng này không còn đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ và quân sự.
2. Binh sĩ xuất ngũ có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: binh sĩ xuất ngũ có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hay không? Vấn đề này cũng đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật có liên quan. Đầu tiên căn cứ theo quy định tại Điều 50 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2019 hiện nay có quy định như sau:
– Binh sĩ khi xuất ngũ sẽ được trợ cấp tiền tàu xe, và phụ cấp đi đường, cũng như trợ cấp xuất ngũ theo đúng quy định của pháp luật;
– Trước khi nhập ngũ mà các đối tượng này đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường học thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc các cơ sở giáo dục đại học khác có liên quan thì sẽ được bảo lưu kết quả và được tiếp nhận vào học ở các cơ sở đó theo đúng quy định;
– Binh sĩ khi xuất ngũ sẽ được trợ cấp tạo công ăn việc làm theo quy định của pháp luật về lao động;
– Binh sĩ xuất ngũ sẽ được giải quyết quyền lợi và được hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
– Trước khi nhập ngũ mà các binh sĩ xuất ngũ đang làm việc tại các cơ sở và các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị, đang làm việc tại các tổ chức chính trị xã hội, thì khi họ xuất ngũ, các cơ quan tổ chức đó sẽ phải có trách nhiệm tiếp nhận họ lại vào làm việc và bố trí các công việc sao cho phù hợp, phải có trách nhiệm đảm bảo thu nhập không thấp hơn trước khi họ nhập ngũ, đối với trường hợp cơ quan và tổ chức đó đã giải thể thì các cơ quan và tổ chức cấp trên trực tiếp sẽ phải có trách nhiệm bố trí việc làm mới sao cho phù hợp;
– Trước khi nhập ngũ mà binh sĩ xuất ngũ đang làm việc tại các tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ, các tổ chức kinh tế đó cũng phải có trách nhiệm tiếp nhận lại binh sĩ và bố trí việc làm cho họ, các tổ chức này cũng phải đảm bảo tiền lương và tiền công của họ tương ứng với vị trí việc làm và tiền công chức khi họ nhập ngũ, đối với trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, hoặc giải thể, hoặc phá sản theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì việc giải quyết chế độ và chính sách đối với binh sĩ xuất ngũ sẽ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra có thể căn cứ theo Điều 7 của
– Bên cạnh chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội như đã phân tích ở trên, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới thời gian 01 tháng thì sẽ không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; với thời gian dao động từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; với thời gian dao động từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở;
– Binh sĩ phục vụ tại ngũ với thời gian luật định đó là đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn với thời gian luật định đó là 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ với thời gian dao động từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng;
– Binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ;
– Binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp gỡ, giao lưu, chia tay trước khi đối tượng này xuất ngũ, mức chi theo quy định của pháp luật hiện nay là 50.000 đồng/người; đồng thời thì được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.
Theo đó đối với câu hỏi: Binh sĩ xuất ngũ có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hay không? Thì theo như các quy định nêu trên, có thể nói rằng, binh sĩ xuất ngũ là một trong những đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
3. Chế độ bảo hiểm xã hội của binh sĩ khi kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 của Thông tư
Thời gian phục vụ tại ngũ của các đối tượng là binh sĩ được tính là dựa trên thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật để làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Trường hợp trước khi nhập ngũ, có thời gian làm việc, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, nếu xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định và do chủ thể có thẩm quyền đó là Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng giải quyết.
Trường hợp mà các chủ thể là binh sĩ trước khi nhập ngũ có thời gian làm việc, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, sau đó xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Cụ thể như sau: Tổng thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội = Thời gian đóng bảo hiểm xã hội cơ quan, tổ chức bên ngoài khu vực Quân đội (tức là thời gian binh sĩ trước khi nhập ngũ) + Thời gian phục vụ tại ngũ + Thời gian đóng bảo hiểm xã hội cơ quan, tổ chức bên ngoài khu vực Quân đội (tức là thời gian binh sĩ sau khi xuất ngũ).
4. Trợ cấp xuất ngũ một lần của binh sĩ được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 của Thông tư 95/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 27/2016/NĐ-CP ngày 06/04/2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, có quy định trợ cấp xuất ngũ của binh sĩ như sau:
Binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong khu vực quân đội nhân dân Việt Nam (với thời gian luật định đó là từ đủ 12 tháng) được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. Cụ thể như sau: Trợ cấp xuất ngũ một lần = Số năm phục vụ tại ngũ x 02 tháng tiền lương cơ sở.
Trường hợp có tháng lẻ tính như sau:
– Thời gian dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;
– Thời gian từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở;
– Thời gian từ trên 06 tháng đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
Trường hợp binh sĩ được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho xuất ngũ trước thời hạn được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì được hưởng chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần theo quy định Điều 7 của Thông tư 95/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 27/2016/NĐ-CP ngày 06/04/2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2019;
– Nghị định 27/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ;
– Thông tư 95/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 27/2016/NĐ-CP ngày 06/04/2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.