Hiện nay có nhiều trường hợp, sau ly hôn, người cha hoặc người mẹ tự ý bắt con em đi mà chưa được sự đồng ý của người trực tiếp nuôi dưỡng. Câu hỏi đặt ra là: Bố mẹ tự ý bắt con mang sau khi ly hôn đi sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Cha mẹ tự ý bắt con mang đi sau ly hôn có vi phạm pháp luật không?
- 2 2. Sau ly hôn, bố mẹ tự ý bắt con mang đi sẽ bị xử lý thế nào?
- 3 2. Quy định pháp luật về thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn:
- 4 3. Cha mẹ có thể yêu cầu tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên sau ly hôn hay không?
1. Cha mẹ tự ý bắt con mang đi sau ly hôn có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 82 của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, có ghi nhận cụ thể về quyền và nghĩa vụ của những người cha và người mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, cụ thể như sau:
– Đối với cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con khi được sống chung với người nuôi dưỡng trực tiếp;
– Những người cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật;
– Sau khi ly hôn thì người không trực tiếp nuôi con phải có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không được ai cản trở, mọi hành vi cản trở quyền thăm nom con sau khi ly hôn đều bị coi là vi phạm pháp luật.
Như vậy thì có thể thấy, những người cha và người mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom con để gây ra những hành vi cản trở và gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như giáo dục đứa trẻ thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của những người không trực tiếp nuôi. Và đồng thời căn cứ theo quy định nêu trên, thì trong trường hợp người vợ và người chồng cũ sau khi ly hôn mà không được trao quyền nuôi con thì phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con khi đứa con đó được sống chung với người trực tiếp nuôi dưỡng nó, ngoài ra thì họ cũng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo đúng quy định của pháp luật và theo sự thỏa thuận của đôi bên.
Trong trường hợp người chồng hoặc người vợ cũ có hành vi gây cản trở đến việc nuôi dưỡng con cái của đối phương, thậm chí là bắt đưa bé đi khi không được sự đồng ý của người nuôi dưỡng trực tiếp thì người nuôi dưỡng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Ngoài ra thì hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ gia đình, trong quan hệ cha mẹ con với nhau được xem là một trong những dạng của hành vi bạo lực gia đình được quy định tại điều hai của Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022.
2. Sau ly hôn, bố mẹ tự ý bắt con mang đi sẽ bị xử lý thế nào?
Theo như phân tích ở trên, thì sau khi ly hôn, việc bố mẹ tự ý bắt con mang đi mà không được sự đồng ý của người nuôi dưỡng trực tiếp bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các cấu thành của tội phạm theo Điều 153 của Bộ luật Hình sự năm 2015 hiện nay, cụ thể là về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi. Theo đó, tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi được quy định là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi. Cấu thành tội phạm đòi hỏi chủ thể của tội này có hành vi chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi bằng thủ đoạn khác nhau, có thể là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc là lén lút, lừa dối … Trong đó, hành vi chiếm giữ được hiểu là hành vi cố ý tách chuyển trái phép người dưới 16 tuổi khỏi sự quản lí của gia đình hoặc người quản lí hợp pháp và thiết lập sự quản lí đó cho mình hoặc người khác. Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể thấy, trong trường hợp sau ly hôn, cha hoặc mẹ không được quyền trao quyền nuôi con theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực của tòa án mà có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, hoặc sử dụng các hành vi và các thủ đoạn khác tương đương nhằm bắt đứa con sau ly hôn khi không được sự đồng ý của chủ thể nuôi dưỡng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.
Thay vì thực hiện hành vi trái pháp luật như bắt cóc với lý do thương nhớ đứa trẻ, thì người không được trao quyền nuôi con có thể tìm nhiều bằng chứng khác nhau về việc người trực tiếp nuôi dưỡng không làm tròn bổn phận nuôi con một mình sau đó nhờ tòa án giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con sau ly hôn để tránh trường hợp vi phạm pháp luật.
Như vậy trong trường hợp sau ly hôn, cha mẹ mà tự ý bắt con mang đi sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đó thỏa mãn cấu thành của tội phạm theo điều luật nêu trên. Các chủ thể cần lưu ý vấn đề này để có thể thực hiện các hoạt động dành lại con nhưng vẫn đảm bảo quy định của pháp luật, có thể cố gắng tìm kiếm và thu thập chứng cứ để yêu cầu tòa án thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn, thay vì việc thực hiện hành vi tự ý bế đứa trẻ đi dưới sự giấu diếm đối với người nuôi dưỡng trực tiếp.
2. Quy định pháp luật về thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 84 của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, thì vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi các chủ thể đã tiến hành ly hôn theo bản án đã có hiệu lực của tòa án được quy định cụ thể như sau: Trong trường hợp có yêu cầu của cha hoặc mẹ hoặc các chủ thể là cá nhân và tổ chức có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật thì tòa án có quyền quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con theo nhu cầu và nguyện vọng của các bên dựa trên những chứng cứ và tình tiết mà họ cung cấp.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ cơ bản như sau:
– Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn khi cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi nhầm mục đích phù hợp với lợi ích của người con;
– Thay đổi người trực tiếp nuôi con khi người đang trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ không còn đủ điều kiện thực hiện khả năng chăm nom và giáo dục đứa bé;
– Thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét đến nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì khi đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án sẽ quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của pháp luật về dân sự. Ngoài ra, trong trường hợp có căn cứ rằng người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện để chăm sóc và giáo dục con cái, thì trên cơ sở lợi ích của đứa trẻ, các chủ thể sau đây sẽ có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
– Người thân thích;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cha mẹ có thể yêu cầu tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên sau ly hôn hay không?
Căn cứ vào Điều 85 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vấn đề này được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
– Phá tán tài sản của con, gây thiệt hại đến quyền lợi của con;
– Có lối sống đồi trụy ảnh hưởng đến quá tình nuôi dạy con cái;
– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Thứ hai, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền là Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022.