Trong trường hợp nếu như người thân đột ngột qua đời, thì sẽ phải làm thế nào để các chủ thể trong hàng thừa kế có thể xác định được tài sản của người đó để khai nhận di sản thừa kế?
Mục lục bài viết
1. Người thân đột ngột qua đời, xác định di sản thừa kế thế nào?
1.1. Một số cơ sở thực tiễn của chế định thừa kế theo pháp luật:
Thứ nhất, khi người để lại di sản không thể hiện ý chí về việc dịch chuyển di sản (tức là không có di chúc, người thân đột ngột qua đời có thể xác định vào trường hợp này) hoặc ý chí đó không có hiệu lực thi hành (tức là di chúc vô hiệu). Theo nguyên tắc tôn trọng ý chí của người để lại di sản nên sự dịch chuyển di sản người chết sao người thừa kế phải được thực hiện theo di chúc nếu người để lại di sản có lập di chúc. Vì thế thừa kế theo pháp luật chỉ đặt ra khi người đó không để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng không có hiệu lực. Hay có thể nói, thừa kế theo pháp luật là việc người để lại di sản sẽ không trực tiếp thể hiện ý chí của mình như thừa kế theo di chúc.
Thứ hai, phỏng đoán ý chí của người đã chết là di sản của họ sẽ phải được để lại cho người thân thiết nhất. Quan hệ thừa kế có nguồn gốc bắt nguồn từ chính những quan hệ giữa những người cùng huyết thống trong gia đình và gia tộc, vì thế khi một ai đó chết đi sẽ để lại di sản cho người thân thiết của họ. Pháp luật đã thay mặt người để lại di sản đưa ra những “phỏng đoán” ý chí của người chết về việc để lại di sản cho người khác sao cho vừa phải hợp tình và vừa phải hợp lý, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, của hầu hết những người để lại di sản mà vì một lý do nào đó họ không trực tiếp thể hiện được ý chí của mình thông qua di chúc. Những người mà pháp luật “phỏng đoán” được hưởng thừa kế đều là những người có cùng huyết thống hoặc người có công sinh thành và nuôi dưỡng cũng như yêu thương người đã qua đời, hoặc là người có quan hệ hôn nhân với người để lại di sản.
1.2. Người thân đột ngột qua đời, xác định di sản thừa kế thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 612 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có thể thấy, pháp luật đã quy định cụ thể về vấn đề di sản, di sản bao gồm tài sản riêng của người mất, và phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác. trong nhiều trường hợp thì người có di sản có thể lập lại di chúc để định đoạt tài sản của mình dành cho người mà họ mong muốn sao cho phù hợp với ý chí của họ.
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp khác nhau mà người có di sản đã đột ngột qua đời không thể để lại di chúc, người thân cũng không thể biết được người mất có những loại tài sản gì để định đoạt. Trong trường hợp đó đặt ra câu: phải xác định di sản thừa kế của người đột ngột qua đời như thế nào? Hiện nay thì pháp luật Việt Nam cũng chưa có cơ quan và tổ chức hay chưa có công cụ nào tiến hành lưu trữ thông tin tra cứu toàn bộ di sản của một người. Do đó khi một người đột ngột qua đời thì người thân của họ cần phải tìm kiếm thông tin và kiểm tra những gì vật mà họ để lại thông qua nhiều hình thức khác, có thể thông qua điện thoại, nhật ký hoặc những giấy tờ khác như sổ bảo hiểm, hợp đồng, giấy tờ nhà đất và sổ tiết kiệm … Để có thể nắm bắt được những thông tin liên quan đến tài sản của người để lại di sản. Từ những thông tin này thì các chủ thể có thể liên hệ với cơ quan tổ chức có thẩm quyền để xác minh về tài sản của người mất theo từng loại tài sản khác nhau. Việc này có thể mất nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên đây được đánh giá là cách thức duy nhất để xác minh tài sản của các chủ thể để lại di sản khi họ đột ngột qua đời.
Có thể xác định di sản thừa kế khi người thân đội một qua đời trong những trường hợp cụ thể như sau:
Thứ nhất, di sản là tài sản riêng của người chết để lại. Tài sản riêng của người chết được hiểu là phần tài sản mà về phương diện pháp lý không bị chi phối hay phải chịu một sự ràng buộc nào với các chủ thể khác trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Tài sản riêng của người chết được xác định khi người đó còn sống và có quyền sở hữu tài sản một cách độc lập. Đó có thể là tài sản riêng của vợ chồng trước khi kết hôn hoặc tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thông qua việc hưởng thừa kế hoặc được tặng cho riêng, hoặc có thể là đồ dùng và tư trang cá nhân …
Thứ nhất, di sản là phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác. Người chết là đồng sở hữu chung hợp nhất tài sản chung với vợ hoặc chồng và đồng thời người chết cũng có thể là sở hữu chung theo phần đối với tài sản chung của người khác. Trong những trường hợp này thì khi họ chết, tài sản là di sản thừa kế được xác định trong khối tài sản chung đó, cụ thể như sau:
– Tài sản của người chết trong khối tài sản chung thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình thì sẽ phân chia dựa trên công sức đóng góp, nếu không chứng minh được công sức đóng góp thì về bản chất sẽ chia đôi;
– Tài sản của người chết trong khối tài sản thuộc sở hữu chung theo phần với người khác: trong thực tế có rất nhiều trường hợp một tài sản hoặc một tập hợp tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người, vì vậy cần đặt ra yêu cầu phải xác định giới hạn quyền sở hữu của người chết trong khối tài sản chung ấy. Phạm vi tài sản của họ để lại đến đâu với những loại tài sản nào, điều này cần dựa vào căn cứ xác lập quyền sở hữu chung theo phần như công sức đóng góp, phần được tặng cho chung hoặc được hưởng thừa kế chung … để có thể xác định quyền sở hữu của họ đối với khối tài sản này.
Thứ ba, di sản thừa kế là các quyền tài sản của người chết để lại. Khi người còn sống họ tham gia vào các giao dịch dân sự khác nhau như mua bán, cho vay nhưng người mua chưa trả hết tiền hoặc người vay chưa trả hết nợ, người gây ra thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc trong hợp đồng nhưng chưa bồi thường thiệt hại … thì khi chết người hưởng thừa kế có quyền yêu cầu những người khác phải thực hiện nghĩa vụ tài sản. Ngoài ra còn có các quyền như quyền nhận tiền công lao động, tiền nhuận bút, tiền trợ cấp xã hội, tiền đoạt giải các cuộc thi, tiền chi phí cho việc thực hiện công việc không có ủy quyền … mà người chết khi còn sống đáng lẽ họ được nhận thì nay họ đã qua đời, số tiền đó cũng được coi là di sản thừa kế mà người thừa kế được hưởng.
2. Nguyên tắc xác định di sản thừa kế vào thời điểm mở thừa kế:
Nguyên tắc này yêu cầu khi quan hệ pháp luật thừa kế phát sinh thì việc làm đầu tiên là phải xác định di sản thừa kế của người đó để lại. Tại thời điểm này phải xác định được tài sản nào là di sản của người chết để lại, khối tài sản đó bao gồm những gì, tổng giá trị là bao nhiêu và ở những nơi nào, sau đó mới có thể thực hiện được các bước tiếp theo như xác định người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định phần di sản chia theo di chúc … Đảm bảo yêu cầu này nhằm mục đích sau:
Thứ nhất, nhằm đảm bảo được tính liên tục và ổn định của các quan hệ pháp lý. Trước khi chết, thông thường họ sẽ tham gia vào rất nhiều mối quan hệ pháp luật dân sự như mua bán hoặc cho thuê tài sản … các mối quan hệ này tạo ra sự ràng buộc pháp lý trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể. Khi một trong các bên chủ thể xếp sẽ làm chấm dứt sự hiện diện của họ trên thực tế cũng như tư cách pháp lý, nhưng không bao giờ làm chấm dứt mối quan hệ tài sản giữa người chết với những người khác. Do vậy cần có sự thừa nhận của pháp luật về sự nhân danh và thay mặt người có quyền hoặc người có nghĩa vụ trong các quan hệ tài sản đó vào thời điểm mở thừa kế nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên chủ thể.
Thứ hai, nhằm đảm bảo việc những người hưởng thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại. Quyền hưởng di sản của những người thừa kế có từ thời điểm mở thừa kế. Để cho quyền này được thực hiện thì đòi hỏi người chết phải có di sản để lại. Nếu người đã chết có di sản để lại cho những người hưởng di sản thì từ thời điểm mở thừa kế, quyền hưởng di sản thuộc về người thừa kế. Đây là căn cứ để họ trở thành chủ sở hữu hợp pháp các tài sản qua sự chuyển dịch tài sản của người chết sang cho họ. Người thừa kế có quyền và nghĩa vụ về tài sản từ người chết để lại tại thời điểm mở thừa kế và người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, đồng thời những người này chị phải thực hiện nghĩa vụ đó trong phạm vi di sản được hưởng.
Thứ ba, xác định chính xác khối di sản thừa kế. Thực tế không phải ngay khi người để lại di sản qua đời thì những người thừa kế sẽ tổ chức việc chia di sản thừa kế ngay lập tức mà việc này thường sẽ diễn ra sau một khoảng thời gian nhất định được tính kể từ thời điểm người để lại di sản chết. Vì vậy trong khoảng thời gian này di sản thừa kế có thể có những biến động nhất định theo chiều hướng giảm đi hoặc tăng lên.
3. Phân chia tài sản như thế nào khi người thân đột ngột qua đời:
Căn cứ theo điều 651 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật cụ thể như sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm các chủ thể là cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di sản;
– Hàng thừa kế thứ hai bao gồm các chủ thể là ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột của người để lại di sản;
– Hàng thừa kế thứ bao bao gồm các chủ thể là cụ nội, cụ ngoại, các bác, các chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người để lại di sản. Các chủ thể thừa kế trong cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Như vậy thì có thể thấy theo như phân tích ở trên, nếu người để lại di sản qua đời đột ngột mà không có di chúc thì di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Thứ tự hưởng thừa kế sẽ áp dụng theo điều luật nêu trên, nếu như không còn chủ thể ở hàng thừa kế trước thì mới được chuyển sang hàng thừa kế sau. Và những người trong cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.