Khuyến mại là một trong những hoạt động trong xúc tiến thương mại. Vậy quy định về đối tượng và nguyên tắc thực hiện khuyến mại được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về đối tượng và nguyên tắc thực hiện khuyến mại:
1.1. Nguyên tắc thực hiện khuyến mại:
Căn cứ Điều 3 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết
– Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.
– Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và phải có nghĩa vụ giải quyết các khiếu nại (nếu có) liên quan đến chương trình khuyến mại.
– Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm phải bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
– Việc thực hiện khuyến mại phải đảm bảo:
+ Không đưa ra các điều kiện để khách hàng được hưởng khuyến mại là phải từ bỏ, từ chối hoặc phải đổi hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức khác;
+ Không có sự so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với các hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.
+ Không được sử dụng kết quả xổ số để làm kết quả xác định trúng thưởng, làm căn cứ để tặng, thưởng trong những chương trình khuyến mại theo hình thức:
++ Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho những khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố;
++ Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự những chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua các hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố;
++ Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.
1.2. Đối tượng thực hiện khuyến mại:
Điều 91
– Thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp thực hiện khuyến mại hoặc là thực hiện khuyến mại thông qua những thương nhân phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại và những thương nhân phân phối khác theo quy định của pháp luật);
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho các hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.
Lưu ý rằng, Văn phòng đại diện của thương nhân không được khuyến mại hoặc là thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện.
Đồng thời, các đối tượng thực hiện khuyến mại là những thương nhân trên phải thực các nghĩa vụ sau khi thực hiện khuyến mại:
– Thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để thực hiện các hình thức khuyến mại.
– Thông báo công khai các nội dung thông tin về hoạt động khuyến mại cho khách hàng, bao gồm các thông tin sau:
+ Tên của hoạt động khuyến mại;
+ Giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ khuyến mại và những chi phí có liên quan để giao hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại cho khách hàng;
+ Tên, địa chỉ, số điện thoại của thương nhân thực hiện khuyến mại;
+ Thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và địa bàn hoạt động khuyến mại;
+ Trường hợp lợi ích của việc tham gia khuyến mại gắn với những điều kiện cụ thể thì trong thông báo phải nêu rõ về hoạt động khuyến mại đó có kèm theo điều kiện và nội dung cụ thể của các điều kiện;
+ Giá bán của hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ được tặng cho khách hàng đối với hình thức khuyến mại là tặng hàng hoá cho những khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền;
+ Trị giá tuyệt đối hoặc phần trăm thấp hơn giá bán các hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước thời gian khuyến mại đối với hình thức khuyến mại là bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó;
+ Giá trị bằng tiền hoặc lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng từ phiếu mua hàng, từ phiếu sử dụng dịch vụ; địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ và những loại hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng có thể nhận được từ phiếu mua hàng, từ phiếu sử dụng dịch vụ đối với hình thức khuyến mại là bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, kèm theo phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định;
+ Loại giải thưởng và giá trị của từng loại giải thưởng; thể lệ tham gia những chương trình khuyến mại, cách thức lựa chọn người trúng thưởng đối với những hình thức khuyến mại là bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho các khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã được công bố và bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi;
+ Các chi phí mà khách hàng phải tự chịu đối với những hình thức khuyến mại là tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên và tổ chức cho các khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí vì mục đích khuyến mại.
– Thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và các cam kết với khách hàng.
– Đối với một số hình thức khuyến mại quy định tại khoản 6 Điều 92 của Luật Thương mại 2005 thì các thương nhân phải trích 50% giá trị của giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng.
– Tuân thủ những thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại nếu như thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại.
2. Các hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại:
2.1. Các hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại:
Điều 93
– Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ được các thương nhân sử dụng những hình thức khuyến mại để xúc tiến việc bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ đó.
– Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp.
– Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không bao gồm:
+ Rượu;
+ Xổ số;
+ Thuốc lá;
+ Sữa thay thế sữa mẹ;
+ Thuốc chữa bệnh cho người kể cả những loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp là khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc);
+ Dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập;
+ Dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;
+ Hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam;
+ Các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy định của pháp luật.
2.2. Các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại:
Điều 94 Luật Thương mại 2005 và Điều 5 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định rõ các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại bao gồm:
– Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá, dịch vụ được các thương nhân dùng để tặng, thưởng, cung ứng không thu tiền cho khách hàng.
– Hàng hoá, dịch vụ được các thương nhân dùng để khuyến mại có thể là hàng hoá, dịch vụ mà thương nhân đó đang thực hiện kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ khác.
– Hàng hóa, dịch vụ được dùng để khuyến mại phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp.
– Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không bao gồm:
+ Rượu;
+ Xổ số;
+ Thuốc lá;
+ Thuốc chữa bệnh cho người kể cả những loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường là hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc);
+ Hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam;
+ Các hàng hóa, dịch vụ bị cấm khuyến mại khác theo quy định của pháp luật.
3. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại bao gồm các hành vi sau:
– Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ bị hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
– Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ bị hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
– Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
– Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
– Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
– Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ của con người và lợi ích công cộng khác.
– Khuyến mại tại các địa điểm là trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
– Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
– Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
– Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc là giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thương mại 2005;
– Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.