Thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật là nghĩa vụ của đương sự. Với hành vi không thi hành bản án về hôn nhân gia đình sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử lý hành vi không thi hành bản án về hôn nhân gia đình:
Khi có bản án về hôn nhân gia đình đã có hiệu lực pháp luật, các đương sự phải có trách nhiệm thi hành bản án đó, cụ thể như nghĩa vụ về cấp dưỡng con, nghĩa vụ về tài sản,… Người được thi hành án, người phải thi hành án đều có quyền yêu cầu thi hành án.
Việc đương sự không thi hành bản án về hôn nhân gia đình là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ hậu quả của hành vi sẽ có chế tài xử lý khác nhau, cụ thể:
* Xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ khoản 3 Điều 64
– Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi:
+ Không thực hiện các công việc phải làm trên cơ sở bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
+ Không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định.
+ Trường hợp có điều kiện thi hành án nhưng trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
* Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Căn cứ Điều 380 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội không chấp hành án như sau:
– Khung 1: phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
Không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù có điều kiện và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
+ Có hành vi tẩu tán tài sản.
+ Có hành vi chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ.
– Ngoài bị xử phạt như trên, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
2. Thủ tục yêu cầu thi hành bản án về hôn nhân gia đình đã có hiệu lực:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ yêu cầu thi hành bản án về hôn nhân và gia đình gồm:
– Đơn yêu cầu thi hành án dân sự.
– Giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu và người được thi hành án, người thi hành án (nếu có) gồm Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân (bản sao).
– Thông tin về việc thi hành án: Tài liệu, giấy tờ về tài sản của người thi hành án (nếu có).
Bước 2: Nộp đơn:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ nêu trên, người yêu cầu thi hành án nộp hồ sơ tại cơ quan thi hành án có thẩm quyền. Cụ thể:
– Cơ quan thi hành dân sự cấp huyện:
+ Bản án, quyết định phúc thẩm của Toà án cấp tỉnh với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở.
+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án cấp cao với bản bán, quyết định của Toà án cấp huyện đã có hiệu lực nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở.
+ Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở.
+ Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác hoặc cấp tỉnh hoặc cấp quân khu uỷ thác.
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh:
+ Quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
+ Quyết định của Trọng tai nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Việt hoặc phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.
+ Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh cùng địa bàn; của Toà án nhân dân cấp cao.
+ Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nước ngoài hoặc do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác và cấp quân khu uỷ thác hoặc của cấp huyện nếu thấy cần thiết lấy lên để thi hành.
Bước 3: Tiếp nhận yêu cầu:
Yêu cầu thi hành án được tiếp nhận sau khi kiểm tra nội dung yêu cầu và tài liệu kèm theo. Và được ghi vào sổ nhận yêu cầu thi hành án, thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.
Bước 4: Thực hiện xác minh điều kiện thi hành án:
Người phải thi hành án có thời gian để tự nguyện thi hành án. Hết thời hạn này và trong 10 ngày sau kể từ ngày hết hạn tự nguyện mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh.
Trường hợp nếu như người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án.
Thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần đối với trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án.
Cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án.
Việc xác minh sẽ được tiếp tục tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Bước 5: Ra quyết định thi hành án:
Khi có yêu cầu thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án.
Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.
Lưu ý: Nội dung quyết định thi hành án phải ghi rõ nội dung sau:
– Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định.
– Số, ngày, tháng, năm, tên cơ quan, tổ chức ban hành bản án, quyết định.
– Tên, địa chỉ của người phải thi hành án, người được thi hành.
– Phần nghĩa vụ phải thi hành án; thời hạn tự nguyện thi hành án.
Bước 6: Thông báo về thi hành án:
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày ra Quyết định thi hành án phải được thông báo đến đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện.
Sau khi nhận được quyết định thi hành án, đương sự sẽ có thời hạn 10 ngày tự nguyện thi hành án, tính từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
Hết thời hạn trên, người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành nếu như đủ điều kiện thực hiện thi hành án.
3. Mẫu đơn yêu cầu thi hành án:
Mẫu số: D 04-THADS
(Ban hành theo TT số: 01/2016/TT-BTP
ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN
Kính gửi: Cục (Chi cục) Thi hành án dân sự ………..
Họ và tên người yêu cầu thi hành án (trường hợp ủy quyền phải có
Họ và tên người được thi hành án ………..
địa chỉ: ………..
Họ và tên người phải thi hành án ………..
địa chỉ: ………….
1. Nội dung yêu cầu thi hành án:
……….
2. Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có)
………..
3. Các tài liệu kèm theo
– Bản án, Quyết định số …………ngày …tháng …..năm ……. của …………
– Tài liệu thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có).
– Tài liệu có liên quan khác …………
……….. ngày …. tháng …. năm 20……
Người yêu cầu thi hành án
(ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)
Hướng dẫn viết đơn:
– Thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu thi hành án là Cục/Chi cục thi hành án dân sự (nơi Tòa ban hành bản án).
– Ghi tên, nơi cư trú của người yêu cầu thi hành án.
– Ghi rõ thông tin của người được thi hành án và người phải thi hành án.
– Trình bày ngắn gọn, súc tích, khoa học lý do yêu cầu thi hành án nhưng vẫn đảm bảo thể hiện rõ yêu cầu:
Ví dụ lý do yêu cầu: Việc thi hành bản án nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, ngăn chặn được hành vi tấu tán tài sản, đảm bảo tính khách quan và công bằng,…
– Người làm Đơn yêu cầu thi hành án ký, ghi rõ họ tên ở cuối đơn.
– Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo đơn tố cáo chứng minh nhân dân, bản án/quyết định của tòa án
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-VPQH Luật thi hành án dân sự.
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.