Hàng hóa khi vận chuyển bị thất lạc thực tế hiện nay xảy ra rất nhiều. Vậy khi giao nhầm hàng cho khách hàng, bồi thường như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giao nhầm hàng cho khách hàng, bồi thường như thế nào?
Thực tế hiện nay, việc hàng hóa bị mất mát, thất lạc khi giao hàng diễn ra không phải là ít. Đây là những rủi ro nhiều người gặp phải và phải chịu hậu quả chịu trách nhiệm bồi thường.
Về nguyên tắc, trong quá trình vận chuyển nếu đơn hàng bị thất lạc, giao nhầm do lỗi của bên giao nhận thì đơn vị đó có trách nhiệm tìm lại và đền bù thiệt hại cho người gửi.
Trong trường hợp hàng hóa tìm lại được, đơn vị đó có thể thỏa thuận với người gửi về việc có phải đền bù nữa hay không. Tuy nhiên, nếu hàng bị mất không tìm lại được thì bên vận chuyển phải thực hiện bồi thường cho khách hàng.
Việc giao nhầm hàng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
– Người bán đóng hàng nhầm cho khách.
– Người vận chuyển (người giao hàng) giao nhầm hàng cho khách.
* Trường hợp 01: Người bán đóng hàng nhầm cho khách
Căn cứ Điều 439 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm giao hàng không đúng chủng loại như sau:
Người mua có quyền:
– Nhận và thanh toán theo giá do các bên thỏa thuận.
– Yêu cầu người bán phải giao tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại.
– Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu như việc giao không đúng chủng loại dẫn đến hậu quả bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.
Do đó, nếu như người bán đóng nhầm hàng giao cho khách thì sẽ phải có trách nhiệm giao đúng chủng loại hàng cho khách, nếu có thiệt hại xảy ra phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực tế.
* Trường hợp 02: việc giao nhầm hàng do bên vận chuyển hàng:
Khi xảy ra mất hàng thì đơn vị vận chuyển phải bồi thường dựa trên giá trị thị trường của hàng hóa đó. Mức bồi thường do hai bên thỏa thuận, nhưng về nguyên tắc thì công ty vận chuyển phải bồi thường 100% giá trị hàng hóa.
Tùy thuộc vào tình trạng của đơn hàng khi giao nhận cũng như việc người gửi có sử dụng kèm dịch vụ bảo hiểm hay không mà bên vận chuyển sẽ đưa ra hướng bồi thường thỏa đáng nhất. Thông thường, khi đơn hàng gặp vấn đề, hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận, thống nhất về mức bồi thường. Sau khi đã thống nhất, bên vận chuyển sẽ có trách nhiệm thực hiện theo đúng thỏa thuận đó.
Việc hàng hóa gặp rủi ro khi vận chuyển là điều không ai có thể lường trước trong quá trình giao nhận. Bởi thực tế, đây là hoạt động phức tạp, có sự tham gia của nhiều bên và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Thêm vào đó, hoạt động vận tải hàng hóa luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể khiến đơn hàng bị thất lạc, mất cắp hoặc hư hỏng khi giao nhận. Do đó, để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho mình khi gửi hàng, bạn nên lựa chọn thêm dịch vụ bảo hiểm hàng hóa và tiến hành khai giá đơn hàng theo đúng hướng dẫn của bên vận chuyển.
2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi xảy ra việc giao nhầm hàng cho khách:
Căn cứ Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
– Khi có thiệt hại thực tế xảy ra phải có trách nhiệm bồi thường một cách nhanh chóng và kịp thời.
– Mức bồi thường thiệt hại, hình thức bồi thường bằng tiền hay bằng hiện vật, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần sẽ do các bên thỏa thuận với nhau.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể giảm mức bồi thường thiệt hại nếu như thuộc trường hợp không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế.
– Một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường nếu như mức bồi thường không còn phù hợp với tình hình thực tế.
– Bên bị thiệt hại sẽ không được bồi thường phần thiệt hại nếu do lỗi của mình gây ra.
– Nếu như thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc hợp lý để thực hiện ngăn chặn, hạn chế thiệt hại thì bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm sẽ không được bồi thường.
3. Những lưu ý để bảo vệ quyền lợi khi giao nhận vận chuyển hàng hóa:
Việc xảy ra rủi ro mất hàng hóa, bị giao nhầm hàng hóa hoặc hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển là điều khó tránh khỏi. Để đảm bảo quyền lợi của chính mình, người dân nên có những biện pháp phòng tránh như sau:
Thứ nhất, khi giao nhận phải khai báo đúng giá trị của đơn hàng:
Thực tế, nhiều người đã khai báo gian dối giá trị của đơn hàng để giảm chi phí vận chuyển,… Tuy nhiên khi xảy ra mất mát, hư hỏng hay thất lạc đơn hàng, đơn vị vận chuyển sẽ bồi thường dựa trên giá trị ghi nhận của đơn hàng mà người mua, người bán khai báo. Khi đó, quyền lợi của chính mình sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, thay vì cố tình khai báo sai giá trị hàng gửi đi thì bạn nên trung thực khai báo đúng. Bởi vì, đây là căn cứ giúp xác định mức bồi thường cho đơn hàng trong trường hợp gặp sự cố.
Thứ hai, có thể cân nhắc việc mua bảo hiểm cho đơn hàng:
Để chắc chắn đơn hàng được kiểm soát chặt khi vận chuyển, chúng ta có thể cân nhắc việc nên mua bảo hiểm cho hàng hóa. Việc chi trả thêm một khoản phí để sử dụng dịch vụ này giúp người dân đảm bảo tốt nhất an toàn cho đơn hàng. Đồng thời, nếu hàng hóa gặp sự cố cũng nhận được mức bồi thường thỏa đáng hơn, đỡ được một phần tiền.
Thứ ba, tìm hiểu, chọn lọc đơn vị vận chuyển uy tín:
Đây có thể nói là việc ban đầu cần làm và cũng rất quan trọng trong việc gửi gắm hàng hóa của mình cho đơn vị uy tín nhằm an tâm, đặc biệt với những hàng hóa vận chuyển xa và có giá trị lớn. Các bên giao nhận chuyên nghiệp đều có những chính sách rõ ràng, cụ thể khi vận chuyển để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người gửi.
Thứ tư, thực hiện đúng hướng dẫn và quy trình giao nhận hàng của đơn vị vận chuyển:
Để hạn chế xuống mức thấp nhất những rủi ro có thể gặp phải khi giao nhận hàng hóa, các đơn vị đều đưa ra hướng dẫn cụ thể cho khách hàng trước khi gửi hàng. Theo đó, người dân cần tuân thủ về quy cách đóng gói, cách bảo quản, hình thức vận chuyển,… của đơn vị vận chuyển để phòng tránh rủi ro xuống mức thấp nhất.
4. Không được bồi thường do hàng hóa bị giao nhầm thì xử lý thế nào?
Khi bị giao nhầm háng, người dân trước hết phải giữ hàng hóa đúng tình trạng nguyên vẹn. Để đảm bảo tốt nhất thì trước khi mở hàng hóa nên quy video lại để làm căn cứ khiếu nại.
Sau đó, người dân có thể khiếu nại đến bên đơn vị vận chuyển qua đường dây nóng chăm sóc khách hàng phản ánh để đơn vị vận chuyển nắm được tình hình và kiểm tra lại đơn hàng cho mình.
Sau khi xác nhận được việc giao nhận nhầm hàng hóa rồi, người dân căn cứ vào chính sách đưa ra ban đầu của đơn vị vận chuyển để yêu cầu bồi thường đúng quy định và/hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Trường hợp đơn vị vận chuyển không thực hiện việc bồi thường hoặc bồi thường không đúng giá trị ban đầu thỏa thuận thì người dân có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo thủ tục tố tụng dân sự để yêu cầu được giải quyết việc bồi thường giá trị hàng hóa bị giao nhầm lẫn.
Dưới đây là
Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc