Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp thử việc không đúng quy định của pháp luật như: thử việc quá thời hạn luật định, vi phạm mức lương thử việc ... Vậy thì, pháp luật có quy định như thế nào về mức xử phạt vi phạm hợp đồng thử việc với doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt vi phạm hợp đồng thử việc với doanh nghiệp:
1.1. Quy định chung về hợp đồng thử việc :
Có thể nói,
– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết
– Thông tin cá nhân, như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn … của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
– Công việc và địa điểm làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và những trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
1.2. Mức xử phạt vi phạm hợp đồng thử việc với doanh nghiệp:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hợp đồng thử việc của chủ thể là doanh nghiệp được ghi nhận như sau:
Thứ nhất: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;
– Người sử dụng lao động không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Thứ hai: Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Người sử dụng lao động yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
– Người sử dụng lao động thử việc quá thời gian do pháp luật về lao động quy định;
– Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó do pháp luật về lao động có quy định;
– Người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động theo đúng quy định của pháp luật khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
Thứ ba, ngoài hình phạt tiền thì người sử dụng lao động buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể như sau:
– Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Cần lưu ý rằng: Theo khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thì mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Bên cạnh đó còn buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó.
2. Tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử phạt hành vi yêu cầu người lao động thử việc quá thời gian quy định của pháp luật:
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 48 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thì vấn đề trên được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thứ hai, chủ thể có thẩm quyền đó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 37 triệu 500 ngàn đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Như vậy, theo như phân tích ở trên, thì Ủy ban nhân dân huyện được trao thẩm quyền xử phạt nếu người sử dụng lao động bắt người lao động thử việc quá thời hạn thử việc theo pháp luật quy định.
3. Người sử dụng lao động có được yêu cầu người lao động thử việc 02 lần cùng một công việc hay không?
Căn cứ theo Điều 25
– Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan;
– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp mà pháp luật có quy định cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp mà pháp luật có quy định cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
– Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác (những trường hợp còn lại).
Như vậy, người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu người lao động thử việc một lần với một công việc và đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Nếu như vi phạm, thì có thể căn cứ theo Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với cá nhân và 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với tổ chức. Đồng thời, áp dụng hình phạt bổ sung, đó là buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019, có ghi nhận cề tiền lương thử việc, theo đó thì tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó, người sử dụng lao động cũng cần phải tuân thủ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.