Hiện nay có rất nhiều vi phạm xảy ra xoay quanh lĩnh vực quản lý về giá thuốc của nhà nước. vậy thì, mức phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý giá thuốc được pháp luật ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý giá thuốc:
1.1. Quy định về quản lí giá thuốc trên thị trường:
Căn cứ theo Điều 107 của văn bản hợp nhất Luật Dược năm 2018 có quy định về các biện pháp quản lý giá thuốc cụ thể như sau:
– Đối với các loại thuốc đủ thầu thì cần phải được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Quá trình đấu thầu thuốc dự trữ quốc gia thì phải tuân thủ theo pháp luật về đúng tàu và pháp luật về dự trữ quốc gia. Đối với quá trình đấu thầu thuốc mua xuất phát từ nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước hoặc nguồn vốn thuộc quỹ bảo hiểm y tế, mua thuốc xuất phát từ nguồn thu của các dịch vụ khám chữa bệnh và các nguồn thu khác phù hợp với quy định của pháp luật của các cơ sở ý tế công lập thì cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
– Đối với quá trình đấu thầu hoặc đặt hàng hoặc quá trình giao kế hoạch đối với các loại thuốc phục vụ cho sự phát triển quốc gia và mục tiêu quốc phòng an ninh, thuốc phục vụ cho quá trình chống lại dịch bệnh và khắc phục các loại hậu quả thiên tai thì cần phải đáp ứng được theo các quy định của pháp luật về lĩnh vực cung ứng dịch vụ và các sản phẩm công ích;
– Giá thuốc thì cần phải kê khai trước khi được phép tiến hành lưu thông trên thị trường và đồng thời cũng cần phải kê khai lại khi thay đổi giá thuốc đã kê khai trước đó theo đúng quy định của pháp luật;
– Các chủ thể có thẩm quyền cần phải niềm yết giá bán buôn bán lẻ được xác định bằng đơn vị đó là đồng Việt Nam tại nơi tiến hành giao dịch hoặc nơi bán thuốc của các cơ sở kinh doanh được thành lập theo đúng quy định của pháp luật, giá phải được in và ghi trên bao bì hoặc dán giá bán lẻ tại bao bì chứa thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc, các chủ thể kinh doanh dược cũng cần phải thông báo công khai trên các bảng giá hoặc trên giấy tại cửa hàng hoặc bằng các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật;
– Cần phải thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Chính phủ đối với các loại thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu khi có những biến động bất thường về giá hoặc giá trên thị trường có những biến động ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế xã hội;
– Các chủ thể có thẩm quyền cần phải tiến hành quá trình đàm phán giá đối với gói thầu mua thuốc và mua dược liệu mà chỉ có từ 1 đến 2 nhà sản xuất, còn phải tiến hành đàm phán giá đối với gói thầu mua thuốc biệt dược gốc hoặc các loại thuốc quý hiếm, các loại thuốc vẫn đang trong thời hạn bản quyền và thuốc có hàm lượng khóc phổ biến trên thị trường hoặc mang những đặc thù khác;
– Quy định thặng số bán lẻ tối đa đối với các loại thuốc được bán tại những cơ sở kinh doanh bán lẻ thuốc trong khuôn viên các cơ sở khám bệnh và chữa bệnh phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy thì pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về vấn đề quản lý giá thuốc trên thị trường. Bất kỳ hành vi nào vi phạm quy định trên thi đều có thể bị xử lý theo đúng pháp luật tùy vào tính chất và mức độ vi phạm xảy ra trên thực tế. Và như vậy thì việc thực hiện kê khai giá thuốc trước khi tiến hành lưu hành trên thị trường là một trong những yêu cầu bắt buộc mà pháp luật đã ghi nhận.
1.2. Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý giá thuốc:
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có ghi nhận về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý giá thuốc như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản bổ sung hoặc thay đổi thông tin đối với các loại thuốc đã kê khai hoặc kê khai lại giá trong trường hợp có sự thay đổi so với giá thuốc ban đầu.
Thứ hai, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
– Tiến hành mua thuốc vào các cơ sở bán lẻ trong khuôn viên của các cơ sở khám chữa bệnh với giá cao hơn so với giá thuốc đã trúng thầu tại chính cơ sở khám chữa bệnh đó cùng một thời điểm;
– Mua thuốc và các cơ sở bán lẻ thuốc trong các khu vực khám chữa bệnh với giá mua cao hơn so với giá trúng thầu cao nhất của chính các loại thuốc đó đã trúng thầu vào các cơ sở ý tế tuyến tỉnh hoặc tiếng chuông trong khoảng thời gian luật định đó là 12 tháng … ;
– Các cơ sở bán lẻ trong các khuôn viên của cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo đúng quy định của pháp luật bán thuốc với mức thặng số bán lẻ cao hơn so với thặng số bán lẻ tối đa theo đúng quy định của pháp luật;
Thứ ba, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Không thực hiện kê khai giá thuốc hoặc không kê khai lại giá thuốc khi thay đổi giá thuốc đã kê khai trước khi lưu hành trên thị trường;
– Không điều chỉnh giá nhưng không có báo cáo theo văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc đối với hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc;
– Báo cáo không chính xác các yếu tố hình thành giá thuốc theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, ngoài ra còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc phải hoàn trả số tiền chênh lệch có được từ hành vi vi phạm pháp luật. Đối với trường hợp không hoàn trả được cho khách hàng thì khi đó sẽ phải nộp vào ngân sách nhà nước.
2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về giá thuốc:
Thứ nhất, nhà nước quản lý giá thuốc theo nguyên tắc: các cơ sở kinh doanh thuốc tự định giá và cạnh tranh về giá cũng như chịu sự kiểm tra và kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc theo quy định của Luật Dược năm 2018 hiện hành và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
Thứ hai, nhà nước sử dụng các biện pháp bình ổn giá thuốc trên thị trường để nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu về thuốc phục vụ cho công tác chăm sóc cũng như nâng cao sức khỏe của người dân và bảo vệ sức khỏe của người dân sao cho hiệu quả nhất.
Thứ ba, các cơ sở kinh doanh thuốc phải thực hiện đầy đủ các quy định về kê khai, kê khai lại, cũng như niêm yết giá bán thuốc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi kê khai giá của mình. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về thuốc đó là Cục Quản lý dược (Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có trách nhiệm xem xét tính hợp lý của giá thuốc. Cụ thể thì các chủ thể tiếp nhận thông tin vi phạm trong lĩnh vực dược gồm:
– Đoàn Thanh tra, kiếm tra: kết quả thanh tra, kiếm tra của các Đoàn thanh tra, kiếm tra thuộc Cục Quản lý Dược;
– Các phòng chức năng thuộc Cục Quản lý Dược;
– Phản ánh của các tố chức, cá nhân, các phương tiện thông tin đại chúng về các vi phạm trong lĩnh vực dược.
3. Giải pháp nhằm thực hiện quy định về quản lý giá thuốc:
Theo như phân tích ở trên thì phần nào đã thể hiện được tình hình giá thuốc của Việt Nam hiện nay. Từ đó đặt ra kiến nghị cho các chủ thể có thẩm quyền đó là, yêu cầu các đơn vị sản xuất và nhập khẩu thuốc, in trực tiếp giá bán lẻ lên vì sản phẩm thuốc. Kiến nghị này có thể đem đến những thuận lợi nhất định. Đối với những cơ sở sản xuất thuốc trong nước, hoặc cơ sở liên doanh với nước ngoài, hoặc các cơ sở sản xuất nhượng quyền hoặc cơ sở nhập khẩu thuốc bán thành phẩm rồi đóng gói tại Việt Nam, tất cả đều có thể thực hiện một cách dễ dàng. Mỗi khi một lô thuốc được sản xuất ra sẽ tương ứng với thời điểm nhất định của thị trường. Và như vậy thì việc in giá bán trực tiếp lên bao bì của mỗi lô là điều hoàn toàn phù hợp với thị trường. Nếu cơ sở đau muốn có sự điều chỉnh giá thuốc thì có thể lập hồ sơ chi tiết việc kê khai lại giá thuốc và được quy định tại mục về việc hướng dẫn kê khai và kê khai lại giá thuốc theo quy định của pháp luật. Sau đó nếu cơ quan nhà nước và cơ quan chức năng phê duyệt thì trong lô sản xuất tiếp theo có thể in giá tốt mới trên sản phẩm và trên bao bì.
Nếu như việc in giá thuốc trực tiếp trên bao bì của sản phẩm vẫn chưa giải quyết được tình trạng trên thì khi đó, một giải pháp khác được đặt ra đó là việc cùng phối hợp với người dân để cùng quản lý giá thuốc trên thị trường. Có thể phối hợp dựa trên nhiều hình thức khác nhau, cụ thể là: yêu cầu kê khai giá bán lẻ dự kiến đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thuốc trên thị trường Việt Nam. Sau đó tiến hành cập nhật thông tin trên website ngay sau khi thuốc đó được cấp số đăng ký hoặc được phê duyệt khi doanh nghiệp kê khai lại giá thuốc theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời thì cũng cần phải bổ sung điều luật về: giá bán lẻ thuốc trên thị trường không được vượt quá giá bán lẻ dự kiến, và nếu vượt quá bao nhiêu % thì sẽ phải đưa ra khung hình phạt tài chính cụ thể.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Dược năm 2018;
– Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.