Hiện nay, việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đã không còn xa lạ. Dưới đây là quy định của pháp luật về yêu cầu và điều kiện kinh doanh hoạt động nhập khẩu phế liệu.
Mục lục bài viết
1. Yêu cầu, điều kiện kinh doanh hoạt động nhập khẩu phế liệu;
1.1. Quy định về yêu cầu kinh doanh hoạt động nhập khẩu phế liệu:
Hiện nay pháp luật đã có những yêu cầu cụ thể về hoạt động kinh doanh nhập khẩu phế liệu. Với việc nhập khẩu phế liệu bảo lãnh thổ của Việt Nam thì các chủ thể cần phải tuân theo những yêu cầu nhất định, cụ thể là Điều 76 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 hiện hành. Theo đó thì các chủ thể khi muốn kinh doanh hoạt động nhập khẩu phế liệu cần phải đắp ứng được các yêu cầu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, phải đáp ứng yêu cầu về kho bãi. Các tổ chức và cá nhân nhập khẩu phế liệu phải có kho bãi dành riêng cho việc tập kết thế liệu đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường. Kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu phải đắp ứng được các yêu cầu như sau:
– Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu: thì phải có hệ thống gồm nước mưa, có hệ thống xử lý nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật về bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật. Kho lưu giữ phế liệu phải có độ cao nên sao cho không bị ngập lụt khi xảy ra mưa lớn, mặt sàn của kho giữ phế liệu nhập khẩu sẽ phải được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào trong, sàn của kho phải đảm bảo chống nước và chống được tải trọng của lượng phế liệu lớn theo tính toán kỹ thuật. Ngoài ra thì kho lưu giữ phế liệu phải có các bức tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy, do phế liệu là loại dễ cháy, kho phế liệu phải có mái che nắng che mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy để tránh hiện tượng tác động với môi trường tự nhiên, và phải có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế mưa gió trực tiếp tác động vào bên trong của các phế liệu nhập khẩu;
– Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu phải đảm bảo được các yêu cầu, đó là phải có hệ thống thu gom cũng như xử lý nước mưa chảy tràn qua bạn phí liệu nhập khẩu, phải có hệ thống xử lý nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu nhập khẩu đạt tiêu chuẩn kĩ thuật về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật. Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu phải có độ bền cao và đảm bảo khả năng không ngập lụt, phải đảm bảo khả năng chống thấm và chịu được tải trọng của một lượng phế liệu nhập khẩu lớn theo tính toán định kỳ. Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu phải có các biện pháp giảm thiểu bụi bẩn phát sinh trong quá trình lưu giữ.
Thứ hai, có công nghệ và thiết bị tái chế cũng như tái sử dụng đối với phế liệu nhập khẩu, có công nghệ để xử lý tạp chất đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, có giấy phép môi trường theo đúng hình thức và nội dung do pháp luật có quy định liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu.
Thứ tư, ký quỹ bảo vệ môi trường trong quá trình nhập khẩu vào Việt Nam, cụ thể như sau:
– Trường hợp nhập khẩu sắt, thép phế liệu:
Khối lượng nhập khẩu | Khoản tiền ký quỹ bảo vệ môi trường |
Dưới 500 tấn | 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu |
Từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn | 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu |
Từ 1.000 tấn trở lên | 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu |
– Nhập khẩu giấy phế liệu và nhựa phế liệu:
Khối lượng nhập khẩu | Khoản tiền ký quỹ bảo vệ môi trường |
Dưới 100 tấn | 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu |
Từ 100 tấn đến dưới 500 tấn | 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu |
Từ 500 tấn trở lên | 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu |
1.2. Quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động nhập khẩu phế liệu:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì để được phép kinh doanh hoạt động nhập khẩu phế liệu thì các chủ thể cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
– Đáp ứng được các điều kiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình kinh doanh hoạt động nhập khẩu phế liệu;
– Có giao dịch và có
– Có
– Các chủ thể nhập khẩu phế liệu với mục đích phân phối cho thương nhân sử dụng trực tiếp đấy liệu để làm các nguyên liệu sản xuất thì phải đắp ứng được các điều kiện: Có kho bãi riêng để tập kết liệu đảm bảo quy định của pháp luật theo như phân tích ở trên, nếu kho bãi đi thuê thì phải đảm bảo thời gian kéo dài từ 01 năm trở lên, bán hết phế liệu nhập khẩu sau ba tháng được tính kể từ ngày phế liệu đó được nhập khẩu về cửa khẩu của Việt Nam;
– Phế liệu nhập khẩu phải thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo quy định của Chính phủ hiện nay.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh hoạt động nhập khẩu phế liệu:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh hoạt động nhập khẩu phế liệu về cơ bản sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép kinh doanh hoạt động nhập khẩu phế liệu theo mẫu do pháp luật có quy định;
– Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu do pháp luật có quy định;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật có quy định;
– Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
– Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm theo quy định của pháp luật (giấy tờ này chỉ áp dụng đối với dự án vận hành thử nghiệm);
– Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án quy định của pháp luật (giấy tờ này chỉ áp dụng đối với dự án mới, kết thúc vận hành thử nghiệm);
– Bản sao một trong các loại giấy tờ cần thiết khác như: giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu của cơ sở đề nghị cấp lại giấy xác nhận;
– Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh);
– Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm theo mẫu do pháp luật có quy định.
3. Trình tự và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh hoạt động nhập khẩu phế liệu:
Bước 1: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên thì các chủ thể có nhu cầu sẽ nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Pháp luật hiện nay ghi nhận các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu bao gồm: Sở Tài nguyên và môi trường cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ Tài nguyên và môi trường chính là hai cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu. Có rất nhiều hình thức để các chủ thể nộp hồ sơ. Có thể nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của các cơ quan nêu trên hoặc gửi thông qua Cổng thông tin điện tử dưới hình thức online.
Bước 2: Trong thời hạn luật định đó là 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thành lập đoàn kiểm tra về các điều kiện và yêu cầu bảo vệ môi trường trong quá trình nhập khẩu phế liệu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm các nguyên liệu sản xuất. Đối với trường hợp xét thấy hồ sơ của các chủ thể chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định của pháp luật thì cần phải hướng dẫn các chủ thể đó bổ sung sao cho phù hợp hoặc trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 3: Trong thời hạn luật định đó là 25 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì các chủ thể có thẩm quyền cần phải cấp giấy xác nhận cho các chủ thể có nhu cầu. Giấy xác nhận phải đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và đảm bảo đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong quá trình nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất, giấy xác nhận này có thời hạn trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.