Sau khi thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ theo như hợp đồng ban đầu thì hai bên sẽ phải thông báo cho nhau kết quả, khi đó thì các bên sẽ phải tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng hoặc biên bản chấm dứt hợp đồng. Dưới đây là mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
(Số … /TLHĐ)
– Căn cứ Bộ luật Dân sự của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;
– Căn cứ vào Hợp đồng số … /HĐMB;
– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các Bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại…, chúng tôi gồm có :
BÊN THANH LÝ (SAU ĐÂY GỌI TẮT LÀ BÊN A):
Ông/bà: …
Sinh ngày: …
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: … do … cấp ngày …
Hộ khẩu thường trú tại: …
Chỗ ở hiện tại: …
Số điện thoại liên hệ: …
BÊN NHẬN THANH LÝ (SAU ĐÂY GỌI TẮT LÀ BÊN B):
Ông/bà: …
Sinh ngày: …
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: … do … cấp ngày …
Hộ khẩu thường trú tại: …
Chỗ ở hiện tại: …
Số điện thoại liên hệ: …
Chúng tôi tự nguyện cùng nhau lập và ký Văn bản này để thực hiện việc thanh lý Hợp đồng mua bán số … /HĐMB, được giao kết ngày … / … / … theo các thoả thuận sau đây:
ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Ngày… tháng … năm …, hai bên đã cùng nhau thỏa thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng mua bán số … /HĐMB, với đối tượng của hợp đồng mua bán là … Tuy nhiên do lý do: … nên các bên quyết định lập văn bản thanh lý Hợp đồng … nói trên.
Bằng việc lập và ký biên bản thanh lý hợp đồng này, chúng tôi chính thức tuyên bố: Hợp đồng mua bán số … /HĐMB sẽ chấm dứt hiệu lực ngay sau khi chúng tôi ký vào Văn bản thanh lý Hợp đồng này.
ĐIỀU 2: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Việc thanh lý hợp đồng nói trên là hoàn toàn tự nguyện, dứt khoát, không bị ép buộc và không kèm theo bất cứ điều kiện nào, không nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào.
Các bên không còn bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào liên quan đến hợp đồng và cam kết không khiếu nại gì sau khi ký Biên bản thanh lý hợp đồng này;
Chúng tôi đã đọc và đồng ý với nội dung biên bản thanh lý hợp đồng này, đồng thời ký tên, điểm chỉ vào Văn bản này làm bằng chứng.
Văn bản này được lập thành … (bằng chữ: …) bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ … (bằng chữ: …) bản.
Bên A | Bên B |
(ký, ghi rõ họ tên) | (ký, ghi rõ họ tên) |
2. Khái niệm và mục đích lập biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa:
2.1. Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa được hiểu như thế nào?
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên có thể căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành dựa trên khái niệm về hợp đồng mua bán tài sản, thì có thể đưa ra khái niệm tương tự về hợp đồng mua bán hàng hóa. Có thể thấy về bản chất, mua bán hàng hóa là sự chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa từ người này sang người khác, từ đó có thể phân biệt mua bán hàng hóa với những hình thức chuyển giao tài sản khác. Khi chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa giữa bên bán và bên mua quá nhiều cách hoàn toàn khác nhau, trong đó phương thức thanh toán bằng tiền chủ yếu được sử dụng trong giao dịch. Ngoài ra bên bán và bên mua có thể lựa chọn phương thức thanh toán hàng đổi hàng hoặc thanh toán bù trừ theo thời hạn. Tuy nhiên dù hai bên lựa chọn phương thức nào thì sau cùng người bán phải nhận được một khoản lợi nhuận từ việc chuyển giao hàng hóa cho bên mua. Như vậy có thể hiểu, hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu cho người mua hàng hóa mà pháp luật cho phép chuyển giao, còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán cho bên bán một giá trị tương ứng với giá trị của hàng hóa.
Như vậy có thể thấy ban đầu thì hợp đồng mua bán hàng hóa được giao dịch dựa trên sự thỏa thuận của các bên và không có sự ép buộc, do đó khi không có nhu cầu thực hiện hợp đồng đó thì các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận thương lượng với nhau để thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa. Về bản chất thì biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa chính là văn bản để chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ trong thỏa thuận của các bên được thể hiện trong hợp đồng gốc. Căn cứ theo quy định tại Điều 422 của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành thì có thể thấy hợp đồng chấm dứt trong một số trường hợp sau đây:
– Hợp đồng đã được hoàn tất;
– Hợp đồng chấm dứt theo sự thỏa thuận của cấp;
– Cá nhân giao kết hợp đồng chết hoặc pháp nhân tiến hành giao kết hợp đồng ban đầu chấm dứt tồn tại;
– Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện theo quy định;
– Hợp đồng này không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn hoặc do hoàn cảnh thay đổi cơ bản mà các bên không thể tự thỏa thuận được việc sửa đổi hợp đồng sao cho hợp lý.
Khi đó thì các bên hoàn toàn có quyền ngồi lại với nhau để thỏa thuận thương lượng từ đó đi đến ký kết một biên bản thanh lý hợp đồng, qua đó chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng gốc ban đầu mà các bên đã ký kết.
2.2. Mục đích khi lập biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa:
Theo như phân tích ở trên thì căn cứ tại Điều 422 của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành thì hợp đồng sẽ được chấm dứt trong một số trường hợp quy định. Dù cho pháp luật dân sự hoặc pháp
Theo như đã thỏa thuận thì hai bên chủ thể khi giao kết hợp đồng hoàn toàn có thể quyết định thời điểm thanh lý hợp đồng kể cả khi nghĩa vụ đó chưa hoàn thành, vấn đề thanh lý hợp đồng dựa trên nhu cầu của các bên, không bị lừa dối hoặc ép buộc. Do bản chất của pháp luật dân sự là tôn trọng sự thỏa thuận và đề cao sự tự định đoạt. Tuy nhiên thì trong một số lĩnh vực đặc thù, chỉ được phép thanh lý hợp đồng khi hủy bỏ hoặc khi hoàn thành hợp đồng. Ví dụ như trong lĩnh vực xây dựng, thì chỉ được phép thanh lý hợp đồng trong một số trường hợp:
– Khi các bên đã hoàn thành xong nghĩa vụ theo hợp đồng gốc;
– Hoặc hợp đồng xây dựng đã bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng.
Như vậy có thể thấy, mục đích của việc thanh lý hợp đồng thực chất là nhằm hạn chế những tranh chấp đối với những phần nghĩa vụ đã hoàn thành. Vì thế, thông thường việc thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa chị được các bên thực hiện khi họ đã hoàn thành mọi nghĩa vụ với bên còn lại, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt thì để đảm bảo cho những nghĩa vụ đã thực hiện trong khi một số nghĩa vụ còn lại chưa được thực hiện thì hai bên vẫn có thể tiến hành hoạt động thanh lý hợp đồng và ghi rõ những nội dung của những nghĩa vụ chưa thực hiện để tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ đó.
3. Một số lưu ý khi lập biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa:
Thứ nhất, biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ không bao giờ đi một mình mà nó sẽ được lập trên cơ sở một hợp đồng mua bán hàng hóa đã được các chủ thể giao kết trước đó. Vì thế cho nên hợp đồng gốc là cơ sở lập lên biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa. Vì thế các quy định trong biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa phải trùng khớp với hợp đồng mua bán hàng hóa gốc.
Thứ hai, không có quy chuẩn nào quy định bắt buộc rằng các bên sẽ phải tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa, miễn là các bên có thể thỏa thuận được với nhau và các thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật.
Thứ ba, trong quá trình viết biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa thì cần phải kèm theo những giấy tờ cụ thể, quan trọng nhất là hợp đồng mua bán hàng hóa gốc, và phải trình bày được lý do dẫn đến việc hai bên tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa (ví dụ như do một bên không còn nhu cầu thuê nên hai bên quyết định lập biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà…).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.