Ngày nay, khi tham gia giao thông khá dễ dàng bắt gặp những hình ảnh hết sức nguy hiểm như đua xe, đánh võng, thả một tay lái xe....Những hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định về giao thông đường bộ. Vậy đi xe máy một tay có vi phạm không? Bị phạt bao nhiêu? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Đi xe máy một tay có vi phạm không?
Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định người điều khiển xe máy cần tuân thủ những điều kiện đó là người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy không được thực hiện những hành vi đó là: buông cả hai tay hoặc không được thực hiện các hành vi sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh….
Có thể thấy những quy định tại Điều 30 này không có quy định nào cấm việc người đi xe máy lái một tay, tuy nhiên có quy định rằng khi người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe gắn máy không được thực hiện những hành vi như mang vác vật cồng kềnh, sử dụng ô, điện thoại, thiết bị âm thanh…Có nghĩa là nếu buông cả hai tay hoặc lái một tay còn một tay sử dụng điện thoại, ô, thiết bị âm thanh thì sẽ bị xử phạt. Còn nếu như lái xe một tay tay còn lại không làm gì để im hay là cho vào túi áo túi quần thì không bị xử phạt vì chưa có quy định cụ thể.
Như vậy, việc lái xe một tay nhưng thực hiện những hành vi trên thì được coi là vi phạm quy định về giao thông đường bộ và sẽ chịu những mức xử phạt theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Tuy nhiên đây cũng là một hành vi hết sức nguy hiểm việc lái xe một tay khiến cho chủ thể tham gia giao thông sẽ không làm chủ được tốc độ, không kiểm soát được phương tiện và có thể không xử lý kịp thời khi gặp những tình huống không may bất ngờ xảy ra. Vì vậy nên lái xe bằng hai tay tuân thủ những quy định về an toàn giao thông.
2. Đi xe máy một tay bị phạt bao nhiêu?
Điều 6 Luật Xử phạt vi phạm hành chính quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: người đang Điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: buông cả hai tay khi đang điều khiển xe.
Như vậy khi sử dụng ô, điện thoại di động khi điều khiển xe máy sẽ bị phạt 100 nghìn đến 200 nghìn đồng, còn với hành vi buông cả hai tay khi đang điều khiển xe sẽ bị phạt 5 triệu đến 7 triệu đồng.
3. Đi xe máy sử dụng rượu bia bị phạt bao nhiêu tiền?
Việc xử phạt người điều khiển xe máy sử dụng rượu bia được quy định tại
– Nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở, bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
– Nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở, đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
– Nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở, bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Có thể thấy việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông điều khiển phương tiện giao thông là một hành vi hết sức nguy hiểm và hiện nay đã xảy ra rất nhiều những vụ tai nạn giao thông liên quan đến việc sử dụng rượu bia.
Có thể thấy mức phạt cao nhất đối với người nhiều khiển xe máy khi đã sử dụng rượu bia đó là 8.000.000 đồng ngoài ra còn bị tước giấy phép lái xe đi 24 tháng đây là một quy định nhằm đảm bảo hạn chế việc tham gia điều khiển phương tiện giao thông và sử dụng rượu bia.
4. Đi xe máy không có bằng bị phạt bao nhiêu tiền?
Điều khiển phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải mang theo giấy phép lái xe.
Bằng lái xe là một loại giấy phép chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho công dân để người đó được phép vận hành tham gia giao thông bằng các loại xe như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải xe buýt, xe khách…. Nhìn chung để được cấp bằng lái xe người xin cấp bằng lái xe phải trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp bằng lái xe phải trải qua một bài kiểm tra hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt tùy theo loại phương tiện và một số thủ tục khác. Sau khi được cấp bằng lái xe người đó mới có quyền tham gia giao thông bằng phương tiện xe về mặt pháp lý.
Tại khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ nêu rõ loại giấy phép lái xe mà người lái xe tham gia giao thông mang theo phải là giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển thì mới được coi là hợp lệ.
Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 – dưới 175 cm3 thì hạng giấy phép lái xe là A1
Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 thì hạng giấy phép lái xe là A2
Theo Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì hành vi tham gia giao thông không có giấy phép lái xe thì mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên (hiện nay, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng);
Bên cạnh đó cũng cần phân biệt được trường hợp không có bằng lái xe khi tham gia giao thông và trường hợp có bằng lái xe nhưng quên không đem theo là hai trường hợp khác nhau. Hai hành vi này cũng có mức phạt dành cho người vi phạm cũng là khác nhau.
Trong khi đó, nếu có bằng lái xe nhưng chỉ là quên không đem theo khi đi đường, người điều khiển phương tiện sẽ được nộp phạt với mức thấp hơn rất nhiều, cụ thể, xe máy và các loại xe tương tự: 100.000 – 200.000 đồng (Điểm b khoản 2 Điều 21).
5. Quy trình thủ tục nộp phạt khi vi phạm giao thông đường bộ:
Theo quy định tại Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì có các hình thức nộp phạt đó là:
+ Nộp tiền mặt trực tiếp tại kho bạc nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản;
+ Chuyển khoản vào tài khoản Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua cổng dịch vụ công quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng;
+ Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu rơi vào các trường hợp nộp trực tiếp hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với sự phát là khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam;
+ Nộp vào kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính như bưu điện.
Thời hạn nộp phạt được tính theo từng trường hợp cụ thể:
+ Trường hợp nộp phạt nhiều lần thì thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực;
+ Trong trường hợp xử phạt tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, đi lại khó khăn thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp cho Kho bạc nhà nước vào tài khoản của kho bạc nhà nước trong thời hạn không quá 7 ngày;
+ Trường hợp xử phạt ngoài giờ hành chính thì có người có thẩm quyền xử phạt thu tiền phạt trực tiếp và nộp vào Kho bạc Nhà nước trong thời hạn hai ngày làm việc;
+ Nếu không rơi vào các trường hợp trên thì thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
Hành vi chậm nộp phạt vi phạm giao thông sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày nộp chậm tiền phạt vi phạm thì mỗi cá nhân vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2008
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt