Thời hạn nộp báo cáo tài chính cho công ty mới cổ phần hóa được quy định như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là báo cáo tài chính?
- 2 2. Có những kỳ lập báo cáo tài chính nào?
- 3 3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính cho công ty mới cổ phần hóa:
- 4 4. Những thông tin trình bày trong báo cáo tài chính:
- 5 5. Quy định các biểu mẫu hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp:
- 6 6. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính năm:
1. Thế nào là báo cáo tài chính?
Báo cáo tài chính được hiểu là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo tài chính sẽ áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam và phải cung cấp được những thông tin của một doanh nghiệp bao gồm: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác, các khoản chi phí sản xuất kinh doanh và các chi phí khác, lỗ, lãi cũng như việc phân chia kết quả kinh doanh, các luồng tiền của doanh nghiệp.
2. Có những kỳ lập báo cáo tài chính nào?
Theo quy định Điều 98 Thông tư số
– Kỳ lập Báo cáo tài chính năm.
– Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ: thường sẽ gồm Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên.
– Kỳ lập Báo cáo tài chính khác:
+ Lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán: ví dụ theo tuần, tháng hoặc 6 tháng, 9 tháng,… trên cơ sở quy định của luật hoặc của chủ sở hữu, của công ty mẹ.
+ Lập Báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đối với trường hợp đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
– Xác định niên độ tổng hợp Báo cáo tài chính của cơ quan tài chính, thống kê:
Trường hợp nhận được Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch khi tổng hợp thống kế, cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện trên cơ sở nguyên tắc sau:
+ Số liệu trên Báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm trước liền kề: khi Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/4, kết thúc vào 31/3 hàng năm.
+ Báo cáo tài chính dùng để tổng hợp thống kê là Báo cáo tài chính bán niên: khi Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu tư 1/7, kết thúc vào 30/6 hàng năm.
+ Số liệu trên Báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm sau: Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/10, kết thúc vào 30/9 hàng năm.
3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính cho công ty mới cổ phần hóa:
Căn cứ khoản 2 Điều 109 Thông tư số
Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Lưu ý:
– Các doanh nghiệp phải tiến hành gửi Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương.
– Nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên trong trường hợp doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên.
– Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính: thực hiện kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính. Khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên thì báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài chính.
– Đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: nộp Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.
– Đối với những doanh nghiệp gồm doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao: nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.
4. Những thông tin trình bày trong báo cáo tài chính:
– Khi lập Báo cáo tài chính, những thông tin, nội dung phải đảm bảo phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
– Những thông tin phải đảm bảo được sự trung thực, có đủ 03 yếu tố là đầy đủ, khách quan và đặc biệt không được có sai sót. Cụ thể:
+ Thông tin khách quan: tuyệt đối không được thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính.
Đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài chính.
+ Tính đầy đủ: những thông tin ghi nhận trên Báo cáo tài chính là thật cần thiết nhằm mục đích giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện.
Phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục.
+ Tính không sai sót: trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng đảm bảo không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót.
– Các thông tin trong Báo cáo tài chính phải được trình bày thích hợp nhằm giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.
– Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.
– Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
Những thông tin được coi là trọng yếu khi thiếu thông tin đó hoặc thông tin đó không chinh xác sẽ gây hậu quả là làm sai lệch toàn bộ kết quả của Báo cáo tài chính.
– Các thông tin trình bày phải nhất quán cũng như có thể so sánh giữa các kỳ kế toán và để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau.
(căn cứ Điều 101 Thông tư số 200/2014/TT-BTC).
5. Quy định các biểu mẫu hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp:
Theo Điều 100 Thông tư số 200/2014/TT-BTC, hệ thống Báo cáo tài chính sẽ gồm:
– Báo cáo tài chính năm:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
– Báo cáo tài chính giữa niên độ:
+ Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ:
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc.
+ Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược:
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ.
6. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính năm:
Đơn vị báo cáo: …………. |
| Mẫu số B 02 – DN | ||
Địa chỉ:……… |
| (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) | ||
|
|
|
|
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm………
Đơn vị tính:…………
CHỈ TIÊU | Mã số
| Thuyết minh | Năm nay | Năm trước |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ | 01 |
|
|
|
2. Các khoản giảm trừ doanh thu | 02 |
|
|
|
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02) | 10 |
|
|
|
4. Giá vốn hàng bán | 11 |
|
|
|
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10 – 11) | 20 |
|
|
|
6. Doanh thu hoạt động tài chính | 21 |
|
|
|
7. Chi phí tài chính | 22 |
|
|
|
– Trong đó: Chi phí lãi vay | 23 |
|
|
|
8. Chi phí bán hàng | 25 |
|
|
|
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp | 26 |
|
|
|
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 – 22) – (25 + 26)} | 30 |
|
|
|
11. Thu nhập khác | 31 |
|
|
|
12. Chi phí khác | 32 |
|
|
|
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) | 40 |
|
|
|
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) | 50 |
|
|
|
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại | 51 52 |
|
|
|
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 – 51 – 52) | 60 |
|
|
|
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) | 70 |
|
|
|
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) | 71 |
|
|
|
(*) Chỉ áp dụng tại công ty cổ phần Lập, ngày … tháng … năm …
Người lập biểu | Kế toán trưởng | Giám đốc |
(Ký, họ tên) – Số chứng chỉ hành nghề; – Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán | (Ký, họ tên) | (Ký, họ tên, đóng dấu) |
Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Thông tư số 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp