Trong cuộc sống hằng ngày, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp rất nhiều loại phép tính toán về tỷ lệ phần trăm. Để dễ dàng và thuận tiện tính toán các phép tính ấy một cách nhanh nhất, chính xác nhất thì hãy cùng đọc bài viết Cách tính phần trăm tiền lương, phần trăm tiền thuế nhanh.
Mục lục bài viết
1. Công thức tính phần trăm cơ bản:
Về cơ bản, cách tính phần trăm của một số có thể khái quát như sau: lấy lượng cần so sánh chia cho tổng lượng đã có và nhân với 100.
Giả sử theo cách tính phần trăm – Toán lớp 5, nếu bạn muốn tính phần trăm của x so với tổng (x + y), ta sẽ có công thức như sau:
%x = x/(x+y)*100 (%)
2. Cách tính phần trăm lương theo vùng:
2.1. Công thức:
Để tính phần trăm lương cơ bản của mình bạn cần chuyển số thập phân thành tỷ lệ phần trăm. Cách tính khá đơn giản, bạn chỉ cần nhân số thập phân đó với 100.
Ví dụ: Bạn lấy 0,111 x 100 = 11,10%.
Nếu mức lương hàng tháng của bạn là 50.000$ thì sẽ tăng lên 11,1% so với mức lương cũ là 45.000$, hay nói cách đơn giản 11,1% là tỷ lệ lương bạn được tăng thêm.
Nếu công ty tính lương theo giờ bạn cũng thực hiện nhân số thập phân với 100 như cách tính trên.
Ví dụ: Bạn có 0,143 x 100 = 14,3% chính là tỷ lệ lương bạn đã được tăng.
Để kiểm tra được mức lương tăng thêm đã chính xác hay chưa, bạn chỉ cần nhận mức lương cũ hoặc mức lương tính theo giờ cũng với tỷ lệ phần trăm mà bạn được tính.
Ví dụ: 45.000$ x 1.111 = 49.995 và được làm tròn thành 50.000$, tương tự cách tính này bạn sẽ có được 14$ x 1.143 = 16.002$.
Căn cứ vào thời gian làm việc trên bảng chấm công mà việc tính toán chính xác số liệu nhằm đảm bảo trả lương đúng với quy định sẽ được tiến hành. Hiện tại cách tính tiền lương phổ biến được thực hiện theo công thức sau:
Tiền lương tháng = số tiền lương chính + trợ cấp, phụ cấp (nếu có)/26 số ngày làm thực tế
2.2. Thêm các phúc lợi khác nếu có:
Ngoài mức lương cơ bản, các doanh nghiệp thường còn cung cấp các khoản phúc lợi và thưởng bổ sung để thúc đẩy động viên nhân viên làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn. Đây là cách để công ty thể hiện sự đánh giá và tôn trọng đối với sự đóng góp của nhân viên. Hãy cùng khám phá thêm về cách tính và ảnh hưởng của các khoản phúc lợi này. Tiền Thưởng và Tiền Hoa Hồng: Các khoản thưởng và hoa hồng thường dựa trên hiệu suất làm việc của nhân viên. Nếu nhân viên đạt được hoặc vượt qua mục tiêu được đặt ra, họ có thể được nhận thưởng tiền mặt. Ví dụ, nếu một nhân viên đạt được doanh số bán hàng cao hơn so với kế hoạch, họ có thể nhận được một phần trăm hoa hồng từ tổng số tiền bán hàng. Tiền Trợ Cấp và Phúc Lợi: Ngoài tiền thưởng và tiền hoa hồng, một số doanh nghiệp cung cấp các khoản trợ cấp và phúc lợi khác như trợ cấp đi lại, trợ cấp ăn trưa, bảo hiểm sức khỏe, và nhiều hơn nữa. Các khoản này thường giúp nhân viên cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày và giảm áp lực tài chính.
3. Cách tính phần trăm tăng trưởng:
Phần trăm tăng trưởng là thuật ngữ kinh tế nhằm thể hiện mức độ phát triển của một doanh nghiệp hoặc nền kinh thế nhanh hoặc chậm, tăng hoặc giảm so với các kỳ trước.
Để tính phần trăm tăng trưởng bạn áp dụng theo công thức sau:
% tăng trưởng = (năm cần tính – năm trước)/năm trước * 100
Ví dụ: Doanh thu năm nay của doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm là 50 tỷ đồng, năm trước là 30 tỷ. Vậy phần trăm tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ là: ((50 – 30)/30)*100 =66,67%
Lưu ý: Phần trăm tăng trưởng có thể mang giá trị âm nếu doanh thu năm này thấp hơn năm trước, giá trị âm thể hiện mức tăng trưởng giảm.
Cách tính phần trăm tăng trưởng có thể áp dụng cách tính phần trăm doanh thu, lợi nhuận, sale, hoa hồng của doanh nghiệp.
4. Cách tính phần trăm hoàn thành công việc:
Tỷ lệ phần trăm còn được dùng để tính phần trăm mức độ hoàn thành công việc của một nhân viên. Để tính phần trăm hoàn thành công việc bạn áp dụng theo công thức sau:
% hoàn thành công việc = (số lượng công việc đã hoàn thành/số lượng công việc phải hoàn thành)*100
Ví dụ: Nếu người thợ sơn được giao 30 căn nhà trong một tháng, anh ta đã sơn được 25 căn nhà, vậy % mức độ hoàn thành công việc sẽ được tính: (30/25)*100 = 83,33%.
Ngoài ra, cách tính phần trăm hoàn thành công việc còn được áp dụng để tính tỷ lệ hoàn thành công việc dự kiến, giúp người quản lý dễ dàng hơn trong việc hoạch định, sắp xếp nhân sự và chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết cho từng hạng múc công việc phù hợp.
5. Cách tính phần trăm lương làm theo giờ:
Cách tính tiền lương làm thêm giờ đều được bộ lao động quy định rõ ràng trong
Tiền lương làm thêm = tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x mức ít nhất là 150% hoặc 200% hoặc 300% x số giờ làm thêm.
Trong đó tiền lương thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường = tiền lương trực trả cho công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động đang làm thêm ngoài giờ/ tổng số thời gian thực tên mà người lao động làm việc tương ứng.
– Với giờ làm thêm bình thường, mức lương của người lao động được tính bằng 150% so với tiền lương thực trả công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường mà doanh nghiệp đang áp dụng.
– Với giờ làm thêm vào ngày nghỉ trong tuần mức lương ít nhất bằng 200% so với số tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
– Với giờ làm thêm vào các ngày nghỉ tết, nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động làm thêm sẽ được hưởng mức lương ít nhất bằng 300% so với tiền lương thực trả của công việc đang làm tại ngày làm việc bình thường
6. Cách tính thuế thu nhập cá nhân:
Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được xác định bằng công thức sau:
6.1. Đối với cá nhân cư trú:
*Trường hợp cá nhân ký
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
– Thu nhập tính thuế (TNTT) = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
– Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công – Các khoản thu nhập được miễn thuế (đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công).
Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:
Bậc | Thu nhập tính thuế /tháng | Thuế suất | Tính số thuế phải nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | Đến 5 triệu đồng (triệu đồng) | 5% | 0 triệu đồng + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng | 10% | 0,25 triệu đồng + 10% TNTT trên 5 triệu đồng | 10% TNTT – 0,25 triệu đồng |
3 | Trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng | 15% | 0,75 triệu đồng + 15% TNTT trên 10 triệu đồng | 15% TNTT – 0,75 triệu đồng |
4 | Trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng | 20% | 1,95 triệu đồng + 20% TNTT trên 18 triệu đồng | 20% TNTT – 1,65 triệu đồng |
5 | Trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng | 25% | 4,75 triệu đồng + 25% TNTT trên 32 triệu đồng | 25% TNTT – 3,25 triệu đồng |
6 | Trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng | 30% | 9,75 triệu đồng + 30% TNTT trên 52 triệu đồng | 30 % TNTT – 5,85 triệu đồng |
7 | Trên 80 triệu đồng | 35% | 18,15 triệu đồng + 35% TNTT trên 80 triệu đồng | 35% TNTT – 9,85 triệu đồng |
Ví dụ:
Bà A ký hợp đồng lao động không thời hạn với công ty cổ phần B có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng 01/2017 như sau:
– Lương thực tế: 30 triệu
– Bà đóng bảo hiểm (BHXH 8%, BHYT 1,5%, BHTN 1%) trên mức lương 20 triệu
– Bà không có người phụ thuộc
Thuế thu nhập cá nhân của bà A trong tháng 01/2017 được tính như sau:
– Thu nhập chịu thuế = 30 triệu (không có các khoản thu nhập được miễn thuế)
+ Bà A được giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu
+ Bà đóng bảo hiểm bắt buộc = 20 triệu x (8% + 1,5% + 1%) = 2,1 triệu
– Tổng các khoản giảm trừ = 9 triệu + 2,1 triệu = 11,1 triệu
– Thu nhập tính thuế = 30 triệu – 11,1 triệu = 18,9 triệu
– Thuế thu nhập cá nhân = 1.95 triệu + [20% x (18,9 triệu – 18 triệu)] = 2,13 triệu
Hoặc Thuế thu nhập cá nhân = 20% x 18,9 triệu – 1,65 triệu = 2,13 triệu.
Vậy tháng 1/2017 bà A phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là 2,13 triệu đồng.
– Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm công ty cổ phần trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.
*Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên:
Thuế thu nhập cá nhân | = | Thu nhập tính thuế | x | Thuế suất 10% |
6.2. Đối với cá nhân không cư trú:
Thuế thu nhập cá nhân | = | Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công | x | Thuế suất 20% |
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.
Thu nhập chịu thuế được xác định tại công việc “Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công”.
– Trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được xác định như sau:
Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam | = | Số ngày làm việc cho công việc Việt Nam | x | Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) | + | Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
Tổng số ngày trong năm |
Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam | = | Số ngày có mặt ở Việt Nam | x | Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) | + | Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
365 ngày |
Trong đó:
– Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại
– Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.