Hiện nay, việc lập di chúc là nhu cầu của rất nhiều người. Tuy nhiên, có được lập di chúc thừa kế khi tài sản đang thế chấp không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Một số quy định của pháp luật về di chúc:
Di chúc được hiểu là một văn bản thể hiện ý chí của một cá nhân với mục đích để lại tài sản của mình cho người nào đó sau khi chết đi. Và theo quy định, di chúc phải được lập một cách hợp pháp mới có giá trị.
Di chúc phải có những nội dung cụ thể như sau:
– Ngày, tháng, năm lập di chúc.
– Thông tin của người lập di chúc bao gồm: họ và tên; nơi cư trú của người lập di chúc.
– Thông tin của người được hưởng di sản, bao gồm họ và tên cá nhân, tổ chức, cơ quan được hưởng di sản.
– Thông tin của di sản để lại cũng như nơi có di sản.
Di chúc về cơ bản được hiểu là một hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, chính vì vậy, di chúc phải đáp ứng đủ các điều kiện để có hiệu lực của một giao dịch dân sự nói chung cũng như hiệu lực của di chúc nói riêng. Điều kiện của một di chúc hợp pháp được quy định như sau:
– Người lập di chúc: đảm bảo phải trong tinh thần minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc.
– Đảm bảo việc lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa hay bị cưỡng ép.
– Nội dung của di chúc: đảm bảo không vi phạm những điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.
– Hình thức của di chúc: đảm bảo không trái với quy định của pháp luật.
Lưu ý với những trường hợp đặc biệt sau:
– Đối tượng là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc: phải lập thành văn bản, đồng thời được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
– Đối tượng là người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ lập di chúc phải đảm bảo lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực.
– Di chúc để lại bằng miệng hợp pháp phải đáp ứng:
+ Thể hiện ý chí cuối cùng trước sự chứng kiến của ít nhất là hai người làm chứng.
+ Sau khi người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng phải thực hiện ghi chép lại sau đó ký tên, điểm chỉ.
+ Văn bản ghi nhận lại phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng trong thời hạn là 05 ngày làm việc.
(căn cứ Khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015)
2. Có được lập di chúc thừa kế khi tài sản đang thế chấp không?
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, thế chấp làm một trong những biện pháp đảm bảo. Tài sản đang thế chấp là tài sản thuộc quyền sở hữu của một người và dùng tài sản đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam không cấp bên thế chấp tài sản lập di chúc đối với tài sản đó. Bởi thực chất, khi bên thế chấp lập di chúc đối với tài sản đó sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nhận thế chấp.
Căn cứ khoản 1 Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 quy định khi khi người có tài sản để lại di chúc, những người hưởng thừa kế sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, ngoại trừ các bên có thỏa thuận khác.
Theo tinh thần của luật, khi tài sản đang thế chấp trong ngân hàng tức là đang đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ dân sự khác. Tại thời điểm mở thừa kế, những người được hưởng thừa kế sẽ phải có trách nhiệm hoàn thành các nghĩa vụ thế chấp cho ngân hàng cũng như các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi di sản mà người chết để lại.
Do đó, khi tài sản đang bị thế chấp thì người có tài sản vẫn có thể lập di chúc được.
3. Hồ sơ, thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc:
Bước 1: Thực hiện công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế/
Hồ sơ chuẩn bị cần có:
– Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu).
– Di chúc hợp pháp (nếu có).
– Các tài liệu, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ: trích lục thông tin thửa đất; văn bản xác nhận của ủy ban về việc sử dụng đất ổn định, lâu dài, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất;…
– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
– Giầy tờ tùy thân của người nhận di sản thừa kế bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.
Bước 2: Thực hiện niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.
Nếu như không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Hiện nay, thời gian niêm yết là 15 ngày.
Bước 3: Ký và công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế/ văn bản thỏa thuận phân chí di sản thừa kế.
Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ.
Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ đã nêu ở trên để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Bước 4: Tiếp theo đi làm thủ tục cấp hồ sơ lần đầu cho người hưởng di sản thừa kế.
4. Mẫu di chúc hợp pháp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DI CHÚC
Ngày ….. tháng ….. năm ….., tại địa chỉ:…….. trước sự chứng kiến của hai người làm chứng, tôi là:
1.Họ và tên:………… Sinh năm:………….
– CMND số…………. do Công an thành phố ………. cấp ngày …………..
– Hộ khẩu thường trú: …………..
Nay trong tình trạng tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, tôi tự nguyện lập bản Di chúc này để định đoạt toàn bộ tài sản (di sản) của tôi, cụ thể như sau:
I. Di sản
Di sản được định đoạt trong Di chúc này là toàn bộ tài sản của tôi, Cụ thể như sau:
1.Ngôi nhà và thửa đất tại địa chỉ: ………….., thành phố …………. theo Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số: …………., hồ sơ gốc số: ………….. do UBND………… cấp ngày ……/……/……….
2.Thửa đất số ……….. tại địa chỉ: ……….., thành phố ……… theo Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số: …………, hồ sơ gốc số: …………. do UBND ……….. cấp ngày ……/……/……….
3.Chiếc ô tô mang biển kiểm soát, loại xe ……….., số khung ………, số máy …….., màu sơn…………, đăng ký đứng tên …………
4.Chiếc xe máy mang biển kiểm soát, loại xe ……., số khung …….., số máy…….., màu sơn …….., đăng ký đứng tên ……………..
II. Người được hưởng di sản
Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, tính cách và khả năng của các con, tình cảm tình cảm của tôi đối với các con, tôi lập bản Di chúc này để định đoạt toàn bộ di sản của tôi nêu tại mục I của Di chúc này như sau:
Sau khi tôi đều chết đi thì toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi (di sản) nêu tại mục I của di chúc này thuộc về các con ruột của tôi có tên dưới đây:
1. Con trai: ……….. sinh ngày …………..
CMND số: ……….. do Công an ………… cấp ngày……/…./……..
Hộ khẩu thường trú: …………..
2. Con gái: …………. sinh ngày……………
CMND số: ……….. do Công an …………. cấp ngày……/…./……..
Hộ khẩu thường trú: ……………..
Ngoài các con của tôi có tên và thông tin nhân thân nêu trên, chúng tôi không để lại di sản của tôi cho ai khác.
Di chúc này chỉ có hiệu lực khi tôi chết đi. Khi đó các con…………là chủ sở hữu của toàn bộ di sản thừa kế nêu trên, không ai khác được tranh chấp, gây mất đoàn kết gia đình.
Con………. có trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên, lo trang trải công nợ và việc hậu sự sau này của chúng tôi.
III. Cam đoan của người lập di chúc.
– Những thông tin về nhân thân, thông tin về tài sản, di sản đã ghi trong Di chúc này là đúng sự thật.
– Toàn bộ các giấy tờ làm căn cứ để lập Di chúc này là do tôi cung cấp, các giấy tờ này được cơ quan có thẩm quyền cấp, không có sự giả mạo, tẩy xóa, thêm bớt làm sai lệch nội dung.
– Toàn bộ động sản và Bất động sản được định đoạt trong Di chúc này là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi theo quy định của pháp luật.
– Việc lập Di chúc này là hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, không bị lừa dối, không bị ép buộc.
Di chúc này gồm …… trang đánh máy, tiếng Việt và được lập thành 02 bản chính, có giá trị pháp lý như nhau.
NGƯỜI LẬP DI CHÚC
(Ký tên, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
Người làm chứng:
1. Ông: ………..; Sinh năm: ………….
CMND: số ………. do Công an thành phố ……………
cấp ngày ……………
Hộ khẩu thường trú: …………..
2. Bà:……….; Sinh năm: …………..
CMND: số ………… do Công an thành phố ……………
cấp ngày ……………..
Hộ khẩu thường trú: ……………..
Những người làm chứng cam đoan tận mắt chứng kiến ông………..và bà…….. tự nguyện lập và ký, điểm chỉ vào bản Di chúc này.
NGƯỜI LÀM CHỨNG CHO DI CHÚC
(Ký và ghi rõ họ tên)
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Bộ luật dân sự năm 2015.