Hiện nay, trong hoạt động xây dựng công trình tại nước ta xảy ra rất nhiều sai phạm. Vậy công trình sai phạm đã xử phạt những vẫn vi phạm thì sao?
Mục lục bài viết
1. Một số sai phạm liên quan đến công trình xây dựng:
– Xây dựng công trình là hoạt động quen thuộc, diễn ra phổ biến trong thực tiễn đời sống hiện nay. Nó gắn chặt với nhu cầu phát triển của người dân, sự đổi mới của cơ sở vật chất, hạ tầng.
Khi tiến hành xây dựng các công trình xây dựng, chủ đầu tư, cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm liên quan phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về xây dựng. Theo quy định của pháp luật, hoạt động xây dựng công trình phải tuân thủ theo các nguyên tắc cụ thể sau đây:
+ Nguyên tắc 1: Công tác khảo sát/thiết kế, thi công xây dựng công trình phải đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận; đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây dựng và tuân thủ các quy định của Nghị định này.
+ Nguyên tắc 2: Công trình, hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu để đưa vào sử dụng khi đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của chủ đầu tư theo nội dung của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
+ Nguyên tắc 3: Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc thực hiện, có hệ thống quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện trước chủ đầu tư và trước pháp luật.
+ Nguyên tắc 4: Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng phù hợp với tính chất, quy mô và nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này.
+ Nguyên tắc 5: Người quyết định đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các nhà thầu theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
+ Nguyên tắc 6: Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; kiểm tra, giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
– Trong thực tiễn tiến hành xây dưng công trình, vẫn còn rất nhiều trường hợp vi phạm quy định về nguyên tắc xây dựng, dẫn đến xảy ra các sai phạm. Các sai phạm thực tế liên quan đến xây dựng công trình mà ta thường thấy là:
+ Chủ đầu tư không xin giấy phép xây dựng công trình.
+ Hoạt động xây dựng không đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật.
+ Vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình.
+ Không có nhật kí thi công khi thi công xây dựng công trình.
+ Vi phạm quy định về thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, dự toán xây dựng.
Các sai phạm này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động xây dựng, ảnh hưởng đến lợi ích của các cá nhân, tổ chức, cơ quan chức năng có thẩm quyền. Do đó, khi vi phạm, chủ thể vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Công trình sai phạm đã xử phạt nhưng vẫn vi phạm thì sao?
Trong thực tiễn quản lý hành chính về hoạt động xây dựng hiện nay, có rất nhiều trường hợp sai phạm trong việc xây dựng công trình, đã bị xử phạt trước đó nhưng vẫn vi phạm này. Đối với các trường hợp này, người ta gọi là tái phạm.
Theo điểm b Khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính thì tái phạm được xem là một trong những tình tiết tăng nặng.
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, tái phạm vi phạm hành chính nhiều lần sẽ bị xem là tình tiết tăng nặng khi xử phạt hành chính. Đồng thời, tái phạm hành chính là một trong những tình tiết quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự của các cá nhân. Nếu hành vi vi phạm về công trình xây dựng nhiều lần, gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, ta cần xác định xem lỗi sai phạm về công trình mà các cá nhân, tổ chức gặp phải là gì, từ đó dựa vào mức xử phạt trước đó, để đưa ra mức xử phạt thực tế cho lần tái phạm tiếp theo.
Cùng với đó, một vấn đề mà cơ quan chức năng có thẩm quyền cần xác định xem chủ thể vi phạm về công trình xây dựng đã hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hay chưa. Nếu hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm, thì người ta gọi là tái phạm vi phạm hành chính. Trong trường hợp chưa hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà tiếp tục vi phạm, thì được coi là vi phạm nhiều lần. Cần xác định rõ, bởi đây là cơ sở để định tội chủ thể thực hiện hành vi vi phạm (trong trường hợp đặc biệt), và đưa ra phương hướng xử lý hành vi vi phạm về công trình xây dựng một cách đúng đắn nhất, nhằm đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội.
Hành vi vi phạm về xây dựng công trình đem đến những hệ quả tiêu cực cả về người và tài sản. Chính vì vậy, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần thắt chặt công tác quản lý trong hoạt động xây dựng, đưa ra phương thức xử lý kịp thời nhằm răn đe, hạn chế đến mức tối đa những trường hợp sai phạm xảy ra tiếp theo.
3. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng:
CƠ QUAN (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…../BB-VPHC |
|
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Về ………..(2)
Hôm nay, hồi…. giờ…. phút, ngày…./…./,……. tại(3)…………
Căn cứ ………. (4)
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên: …… Chức vụ: ……..
Cơ quan: ……
2. Với sự chứng kiến của (5):
a) Họ và tên:……. Nghề nghiệp:………
Nơi ở hiện nay:………..
b) Họ và tên: ……. Nghề nghiệp:…………
Nơi ở hiện nay:……….
c) Họ và tên: ………. Chức vụ:……..
Cơ quan:……….
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:
<1. Họ và tên>:(6) …… Giới tính:………..
Ngày, tháng, năm sinh :………/………./… Quốc tịch:………..
Nghề nghiệp: ………..
Nơi ở hiện tại: ………….
CMND/Hộ chiếu:….; ngày cấp:…../……../ ……. nơi cấp: ………..
<1. Tên tổ chức vi phạm>: …………
Địa chỉ trụ sở chính:…………
Mã số doanh nghiệp: …….
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ……..
Ngày cấp: ……../……./……; nơi cấp:……….
Người đại diện theo pháp luật(7):…. Giới tính: ………
Chức danh(8):………………
2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính(9): ……
3. Quy định tại(10) …………
4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại(11): …………..
5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm: …………
6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):………
7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):…..
8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm: dừng ngay mọi hoạt động thi công xây dựng công trình vi phạm.
9. Trong thời hạn(12)…. ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà)(13) ….là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm có quyền gửi
Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày …./ …./……., gồm …… tờ, được lập thành….. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(13…….là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
Lý do ông (bà)(13…….. cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản(15): …………
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN | NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI |
|
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật xử lý vi phạm hành chính 2020.