Thủ tục hưởng thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam là thủ tục pháp lý đòi hỏi nhiều hồ sơ giấy tờ liên quan và có tính chất phức tạp. Vậy nhận thừa kế tài sản từ nước ngoài cần thực hiện thủ tục gì?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp thừa kế tài sản của người nước ngoài?
Thừa kế tài sản là một trong những quyền của công dân khi phát sinh sự kiện một người để lại di sản mất đi. Việc thừa kế không bị giới hạn về không gian còn được mở rộng nếu thừa kế tài sản đó có yếu tố nước ngoài. Các trường hợp thừa kế tài sản của người nước ngoài bao gồm:
– Thứ nhất: người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài;
– Thứ hai: người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài;
– Thứ ba: đối tượng là tài sản thừa kế đang tồn tại ở nước ngoài. Để nhận thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài thì tiến hành các bước tương tự giống với thừa kế tài sản thông thường. Trong pháp luật dân sự cũng đã quy định rõ về vấn đề thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài như sau:
+ Thừa kế được thực hiện theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi người đó chết;
+ Quá trình thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản sẽ được áp dụng theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
2. Thủ tục hưởng thừa kế của người nước ngoài:
2.1. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế:
Hồ sơ khai nhận di sản bao gồm giấy tờ sau:
– Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết ví dụ giấy chứng tử,..;
– Giấy tờ chứng minh tài sản yêu cầu phân chia là di sản thừa kế của người đã chết để lại;
– Văn bản thể hiện nội dung di chúc (nếu có);
– Liệt kê danh sách những người được hưởng thừa kế kèm theo giấy tờ tùy thân của họ (CMND, CCCD, hộ chiếu) và giấy tờ chứng minh những người này có quyền được hưởng thừa kế;
– Các giấy tờ chứng minh nghĩa vụ tài chính phải thực hiện của người chết để lại (nếu có);
– Khi có một trong những người thừa kế từ chối nhận di sản thì cần lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có);
– Dự thảo phương án phân chia di sản thừa kế.
2.2. Trình tự, thủ tục hưởng thừa kế của người nước ngoài:
Khi sự kiện người để lại thừa kế mất đi thì trong trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài mà người thừa kế là người nước ngoài không có điều kiện để về Việt Nam thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì có thể lựa chọn trong các cách giải quyết sau đây:
– Thứ nhất: khi quá trình thừa kế có người đồng thừa kế thì một trong những người này sẽ đến tổ chức công chứng để yêu cầu công chứng và cung cấp trước một bộ hồ sơ khai nhận di sản thừa kế. Cùng với thời gian này người nước ngoài sẽ tiến hành gửi ( hồ sơ giấy tờ tùy thân giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản) để đưa cho người thân ở Việt Nam làm thủ tục công chứng;
– Thứ hai: người nước ngoài có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mình tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo đúng quy định.
Việc ủy quyền này được thông qua tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước mà người đó đang sinh sống.
Sau khi đã hợp pháp hóa về
Bước 1. Tiến hành nộp hồ sơ:
Những cá nhân thực hiện khai nhận di sản tiến hành đồng hồ sơ khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan thực hiện công chứng nơi bất động sản đó đang tọa lạc.
Bước 2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
– Cơ quan công chứng khi tiếp nhận hồ sơ của các cá nhân phải thực hiện theo đúng công việc như quy định. Văn phòng công chứng tiến hành niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế của các bên trong thời hạn 15 ngày. Công chứng viên tiến hành thông báo để niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản thừa kế.
+ Trong trường hợp không xác định được nơi thường trúcuối cùng của người mất thì niêm yết tại nơi tạm trú cuối cùng của người để lại di sản;
+ Bất động sản được để lại thừa kế ở nhiều địa phương khác nhau thì quá trình niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đó. Đáng lưu ý về quá trình niêm yết:
Nội dung niêm yết phải thể hiện rõ họ tên của người lãnh đạo di sản họ tư vấn những người khai nhận di sản thừa kế và đặc biệt là mối quan hệ giữa các cá nhân này với nhau, danh mục di sản thừa kế cũng là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong văn bản này;
Nếu có khiếu nại tố cáo về việc bỏ sót, giấu diếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót di sản thừa kế; những di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì tiến hành khiếu nại, tố cáo gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.
Bước 3. Trả kết quả:
Sau 15 ngày liên tiếp mà không có việc khiếu nại, tố cáo thì cơ quan công chứng thực hiện thủ tục chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế;
Bước 4. Thực hiện thủ tục đăng ký đất đai:
Các cá nhân thực hiện việc đăng ký sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Bước 5: Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
Khi tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyên viên văn phòng đăng ký đất đai sẽ xem xét hồ sơ được gửi đến. Trong trường hợp cần bổ sung thêm giấy tờ chuyên viên sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ đầy đủ bổ sung Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì sẽ lập biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Sau khi tiến hành quá trình kiểm tra xác minh hiện trạng nguồn gốc quá trình sử dụng và xác định được việc các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đủ điều kiện và đúng với quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu.
3. Những lưu ý khi thừa kế có yếu tố nước ngoài:
Trong trường hợp người nhận thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài không thuộc diện mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì trong trường hợp được để lại di sản thừa kế là bất động sản thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất;
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 thì thu nhập từ việc nhận thừa kế là bất động sản giữa cha mẹ đẻ với con để thuộc diện không phải chịu thuế theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 diễn thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản là bất động sản là những thu nhập phải chịu thuế. Tuy nhiên, đối với thu nhập có được giao chuyển nhượng tài sản được hưởng thừa kế người chuyển nhượng sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân trong những trường hợp sau:
Trong trường hợp người thừa kế là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với đất ở Việt Nam thì khi nhận giá trị di sản thừa kế được chuyển số tiền đó ra nước ngoài theo quy định mà pháp lệnh ngoại hối ghi nhận. Với quy định này, công dân Việt Nam đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài được liên hệ với ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối để làm thủ tục chuyển mang ngoại tệ do có được nhà thừa kế ra nước ngoài.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài?
Như đã biết, tranh chấp về thừa kế tài sản là một trong những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân, ngay tại điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng đã quy định vấn đề này đặc biệt tại Điều 39 quy định những tranh chấp về thừa kế mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cho tòa án nước ngoài thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015;
– Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007;