Khiếu nại là một trong những quyền của cá nhân đối với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính có những sai phạm. Quá trình khiếu nại có thể được diễn ra với hai cấp khiếu nại. Vậy, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai?
Mục lục bài viết
- 1 1. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai được tiến hành như thế nào?
- 2 2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai:
- 3 3. Khi giải quyết khiếu nại thì biên bản tổ chức đối thoại được lập thành mấy bản?
- 4 4. Trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai:
1. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai được tiến hành như thế nào?
1.1. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai:
Khiếu nại là quyền của người dân, qua đó họ được nêu lên quan điểm, ý kiến của mình khi tiếp nhận quyết định hoặc với hành vi hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để thực hiện quyền này thì cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm những giấy tờ sau:
– Người dân chuẩn bị
– Thực hiện bất kỳ khiếu nại nào thì cá nhân tổ chức cần chuẩn bị tài liệu, chứng cứ cung cấp cho quá trình này;
– Những biên bản được tiến hành để kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
– Đối thoại là một trong những thủ tục quan trọng để giải quyết khiếu nại, nếu các bên trải qua tổ chức đối thoại thì cần có biên bản tổ chức đối thoại;
– Bản quyết định giải quyết khiếu nại;
– Các tài liệu khác có liên quan.
1.2. Trình tự giải quyết khiếu nại lần hai:
Căn cứ theo quy định tại
Bước 1: Thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung khiếu nại
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết;
– Sau khi thụ lý khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;
– Người giải quyết khiếu nại tự mình xác minh hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình tiến hành xác minh nội dung khiếu nại. Quyết định giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại thực hiện theo Mẫu số 03-KN ban hành kèm theo Thông tư này;
– Hỗ trợ cho quá trình xác minh thì có thể lập tổ xác minh lập kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, trình người ra quyết định thành lập Tổ xác minh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Bước 2: Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại:
– Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh thực hiện việc công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của người bị khiếu nại hoặc tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi phát sinh khiếu nại;
– Việc xác minh nội dung khiếu nại có thể thông qua làm việc trực tiếp và yêu cầu người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nhân thân, nội dung khiếu nại;
– Đối với người bị khiếu nại thì Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh có thể yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị khiếu nại, giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;
– Ngoài ra, những cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại. Yêu cầu này được thể hiện bằng văn bản;
– Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp trực tiếp thì người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh phải lập Giấy biên nhận thực hiện theo Mẫu số 07-KN ban hành kèm theo Thông tư này;
– Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh có thể tự mình tiến hành xác minh thực tế để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp, đầy đủ của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung vụ việc khiếu nại;
– Với những trường hợp cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh trưng cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định.
Bước 3: Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại và lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại:
– Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại;
– Người có trách nhiệm xác minh giúp người giải quyết khiếu nại mở, lập hồ sơ giải quyết khiếu nại; tập hợp những thông tin, tài liệu, bằng chứng, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại, kết quả xác minh, kết luận, kiến nghị, quyết định giải quyết khiếu nại được hình thành từ khi mở hồ sơ giải quyết khiếu nại đến khi đóng hồ sơ.
2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai:
– Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Những quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp xã bị khiếu nại thì được Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Trong trường hợp, đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nhưng vẫn chưa giải quyết ổn thỏa với người đưa khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
– Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương:
Những quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết thì thuộc thẩm quyền cơ quan này.
– Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Những quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết thì được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
– Thẩm quyền của Bộ trưởng:
Khi Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng vẫn chưa giải quyết được khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn mà chưa được giải quyết thì cá nhân hoàn toàn có thẩm quyền khiếu nại lần hai lên Bộ trưởng;
Ngoài ra, Cơ quan này cũng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
– Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ:
Cơ quan này hỗ trợ Thủ tướng Chính phủ tiến hành theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trên thực tế khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại mà gây thiệt hại đến những lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đưa ra những biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
– Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp:
Quá trình kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại diễn ra thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao. Vì vậy, Chánh thanh tra các cấp có trách nhiệm giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước vấn đề này;
Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trên thực tế, khi nhận thấy hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại mà vấn đề này trực tiếp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì tiến hành kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
– Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ:
Thủ tướng Chính phủ là cơ quan giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
Thông qua kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại Khoản 2 Điều 24 của Luật này thì Thủ tướng Chính phủ giải quyết kiến nghị này;
Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Khi giải quyết khiếu nại thì biên bản tổ chức đối thoại được lập thành mấy bản?
Tổ chức đối thoại là một trong những thủ tục tiến hành giải quyết khiếu nại giữa các bên. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 Nghị định 124/22020 NĐ-CP như sau:
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đối thoại được lập thành văn bản cần ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia ( trong trường hợp có những người dự hoặc người vắng mặt thì cũng phải ghi nhận trong biên bản này; trường hợp người khiếu nại không tham gia đối thoại thì cần có rõ lý do và không có lý do).
– Biên bản này cần ghi rõ những nội dung ý kiến của người tham gia những nội dung đã được thống nhất giữa các bên hoặc có những ý kiến khác nhau thì cũng phải được ghi nhận. Dòng cuối của biên bản này thì phải có chữ ký của các bên xác nhận sự đồng thuận về nội dung đã được ghi nhận.
– Trong quy định này cũng ghi nhận biên bản phải được lập thành ít nhất ba bản, mỗi bên giữ một bản. Mẫu biên bản đối thoại đã được nhà nước quy định theo Mẫu số 14 ban hành kèm theo nghị định này.
Như vậy, việc quy định về quá trình tổ chức đối thoại khi giải quyết khiếu nại phải được lập thành biên bản. Văn bản này được ghi nhận thành ba bản, mỗi bên tham gia đối thoại giữa một bản.
4. Trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai:
– Quá trình giải quyết khiếu nại lần hai được diễn ra khi các cá nhân, tổ chức có quyền lợi liên quan khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính vi phạm và đã được giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng không thỏa đáng. Khi giải quyết khiếu nại lần hai thì các bên có trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Căn cứ theo Điều 46
quy định về việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật như sau:
– Người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình sẽ tiến hành chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại khi quyết định đó có hiệu lực pháp luật;
– Trong trường hợp cần thiết, người giải quyết yêu cầu khiếu nại tiến hành yêu cầu các cơ quan chức năng có biện pháp để bảo đảm việc thi hành theo quyết định có hiệu lực của pháp luật;
– Ngoài ra, người giải quyết khiếu nại cũng có trách nhiệm trong việc tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan thực hiện biện pháp.
– Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì người khiếu nại, người có quyền nghĩa vụ liên quan phải tiến hành những công việc sau:
+ Thứ nhất, hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính luật xâm phạm đến;
+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết công nhận quyết định hành chính, hành vi hành chính đó đúng pháp luật thì phải nghiêm túc chấp hành;
Với quy định nêu trên, quá trình giải quyết khiếu nại lần 2 được diễn ra thì người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm tổ chức đối thoại theo đúng trình tự của pháp luật. Sau khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 các cá nhân, tổ chức liên quan phải tuân thủ đúng theo quyết định giải quyết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
–
– Nghị định số 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.