Khi tham gia bảo hiểm xe ô tô, thì các chủ thể sẽ được chi trả bồi thường theo phạm vi và hạn mức chi trả được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Câu hỏi đặt ra: Bảo hiểm ô tô sẽ bồi thường như thế nào khi xảy ra tai nạn?
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm ô tô sẽ bồi thường như thế nào khi xảy ra tai nạn?
Hiện nay nhiều người thắc mắc rằng, khi xe ô tô xảy ra tai nạn thì có được bảo hiểm chi trả bồi thường hay không? Câu trả lời là có, và bảo hiểm ô tô sẽ bồi thường dựa vào mức độ thiệt hại của phương tiện. Tuy nhiên trong quá trình đó thì các chủ thể phải đáp ứng được điều kiện do bên bảo hiểm quy định, phải cung cấp được đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để chứng minh hiện trường xảy ra vụ tai nạn cho bên thanh toán bảo hiểm nắm bắt. Nếu bạn thuộc vào trường hợp được bồi thường khi tai nạn xảy ra thì quy trình bồi thường của bảo hiểm ô tô sẽ trải qua các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Chủ phương tiện bị tai nạn sẽ
Bước 2: Tiến hành giám định bồi thường bảo hiểm tai nạn giao thông. Có thể nói quá trình giám định cần có sự có mặt của chủ sở hữu hợp pháp phương tiện và đại diện theo ủy quyền của công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ tiến hành ước tính tổn thất và thông báo cho bên
– Đối với trường hợp bên phương tiện không có sự va chạm với chủ thể thứ ba:
+ Mức tổn thất nhỏ hơn 5 triệu đồng: chủ sở hữu phương tiện hợp pháp chỉ cần chờ công ty bảo hiểm kiểm tra và thông báo tiền bồi thường;
+ Tổn thất từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng: thì phương tiện này cần giám định hiện trường bởi công ty bảo hiểm và không cần xác nhận của các cơ quan ban ngành;
+ Tổn thất lớn hơn 10 triệu đồng: thì phương tiện ô tô này cần giám định hiện trường của công ty bảo hiểm và cơ quan ban ngành xác nhận.
– Đối với trường hợp phương tiện xảy ra va chạm với chủ thể thứ ba thì chủ sở hữu phương tiện hợp pháp cần phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cảnh sát giao thông hoặc chính quyền địa phương các cấp, cụ thể như sau:
+ Tổn thất nhỏ hơn 20 triệu đồng: giám định viên của bảo hiểm đến xác minh hiện trường và có xác nhận của cảnh sát giao thông;
+ Tổn thất lớn hơn 20 triệu đồng: giám định viên của bảo hiểm và cảnh sát giao thông phải có mặt tại hiện trường va chạm.
Bước 3: Công ty bảo hiểm tiến hành đưa ra phương án và số tiền bồi thường sao cho hợp lý theo quy định của pháp luật. Tức là sau quá trình giám định tổn thất mà công ty bảo hiểm xét thấy có tổn thất xảy ra thì sẽ đưa ra phương án bồi thường hợp lý cho chủ phương tiện.
2. Những trường hợp không được bồi thường bảo hiểm tai nạn ô tô
3. Mức bồi thường bảo hiểm bắt buộc xe ô tô theo quy định hiện nay:
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 04/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe cơ giới, trường hợp ô tô gây tai nạn, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới hoặc người lái xe có trách nhiệm dân sự được bảo hiểm số tiền mà người này đã bồi thường hoặc sẽ bồi thường cho người bị thiệt hại. Cụ thể các mức bồi thường như sau:
Thứ nhất, mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe và tính mạng. Căn cứ Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe cơ giới, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng/người/vụ tai nạn. Cụ thể:
– Mức bồi thường tối đa: 150 triệu đồng/người đối với trường hợp các chủ thể bị thiệt hại chết hoặc tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật;
– Bồi thường theo mức độ thương tật theo công thức: Số tiền bồi thường = Tỷ lệ tổn thương x Mức trách nhiệm bảo hiểm.
Trong đó, tỷ lệ thương tổn được quy định như sau:
Các loại tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh | % |
Chạm sọ | 6% – 10% |
Mẻ sọ đường kính hoặc chiều dài chỗ mẻ dưới 3 cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng | 11% – 15% |
Mẻ sọ đường kính hoặc chiều dài chỗ mẻ từ 3 cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng | 16% – 20% |
Mất xương bản ngoài, diện tích dưới 3 cm2, điện não có ổ tổn thương tương ứng | 16% – 20% |
Mất xương bản ngoài, diện tích từ 3 cm2 trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng | 21% – 25% |
Khuyết sọ đáy chắc diện tích dưới 3 cm2, điện não có ổ tổn thương tương ứng | 21% – 25% |
Khuyết sọ đáy chắc diện tích từ 3 đến 5 cm2, điện não có ổ tổn thương tương ứng | 26% – 30% |
Khuyết sọ đáy chắc diện tích từ 5 đến 10 cm2 điện não có ổ tổn thương tương ứng | 31% – 35% |
Thứ hai, mức bồi thường bảo hiểm về tài sản: Thì hiện nay, mức bồi thường bảo hiểm với thiệt hại đối với tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. Trong đó, mức trách nhiệm bảo hiểm với thiệt hại về tài sản do ô tô gây ra là 100 triệu đồng/vụ (Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe cơ giới).
4. Những điều không nên làm khi xảy ra sự cố tai nạn xe ô tô:
Thứ nhất, các bên chủ thể tự ý thoả thuận với nhau. Khi xảy ra các vụ va chạm thì có rất nhiều trường hợp các chủ thể đã tiến hành thỏa thuận với nhau và bỏ qua sự việc. Về bản chất thì đây là một điều tốt và nó tôn trọng ý chí tự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên điều này ẩn chứa rất nhiều rủi ro bởi nhiều người vẫn cho rằng dù có tự thỏa thuận đi chăng nữa thì công ty bảo hiểm xe ô tô vẫn sẽ chi trả, những điều này là hoàn toàn không đúng bởi công ty bảo hiểm chỉ chi trả dựa trên biên bản và chứng cứ giải quyết của các cơ quan chức năng. Do đó muốn được bảo hiểm chi trả thì cần phải lấy đầy đủ các thông tin từ phía bên kia cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải ngay lập tức từ chối họ nếu như họ cố gắng thuyết phục mình bỏ qua câu chuyện này, bài cũng có thể họ đang bị vướng mắc phải những vấn đề khác ví dụ như họ không có bằng lái, dính líu tới vấn đề pháp lý hoặc thậm chí đó là tội phạm đang bị truy nã.
Thứ hai, không nhận lỗi. Nếu tai nạn xảy ra thì cần phải được nhìn nhận một cách khách quan và chính xác cũng như phải có được sự kết luận từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền và những người trực tiếp có mặt trong vụ việc đó. Vì thế chúng ta cần phải tỉnh táo để xác định được bên nào là bên có lỗi. Không nên nóng vội để nhận lỗi về phía bản thân mình khi thấy đối phương có dấu hiệu nguy kịch, thậm chí là có thể bị đưa đi cấp cứu. Phải thật sự cẩn trọng về lời nói của mình bởi đó có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho các công ty bảo hiểm ô tô từ chối việc chi trả bồi thường.
Thứ ba, không xem thường tình trạng sức khỏe của bản thân. Nhiều người khi xảy ra các vụ va chạm, thấy mình chỉ bị xước xát nhẹ nên bỏ qua và không quan tâm tới chính trạng sức khỏe của bản thân, sau đó một khoảng thời gian thì vết thương ngày càng nặng gây ra những đau đớn và tổn thương không thể chữa lành, những vết thương không thể nhìn thấy được gây cho bạn những rắc rối về sau. Vì thế khi tai nạn xảy ra thì bạn cần đến ngay cơ sở khám sức khỏe hoặc các bệnh viện để kiểm tra lại sức khỏe cũng như đảm bảo rằng bạn hoàn toàn không có vấn đề gì xảy ra. Vì vậy có thể nói, để giải quyết một vụ tai nạn thì trước hết chúng ta nên bình tĩnh và sáng suốt trong tất cả các vấn đề từ hành động đến lời nói để hạn chế làm căng thẳng thêm sự việc. Hãy cân nhắc tất cả mọi khía cạnh để đảm bảo rằng công ty bảo hiểm sẽ chi trả và bồi thường đúng với quyền lợi mà bạn đáng lẽ được hưởng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 04/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe cơ giới.