Hiện nay, hoạt động đối ngoại luôn được Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh thực hiện. Các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở các nước sở tại trong khu vực và trên thế giới ngày càng nhiều. Vậy người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài là gì?
Mục lục bài viết
1. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài là gì?
– Điều 16 Nghị định 72/2015/NĐ-CP quy định về cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như sau:
+ Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình nước sở tại, quan hệ song phương và các thông tin khác vào Việt Nam cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
+ Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin về Việt Nam nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua trang thông tin điện tử của Cơ quan đại diện, các hoạt động họp báo, trả lời phỏng vấn và các hoạt động khác. Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
+ Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xây dựng trang thông tin điện tử bằng tiếng Anh và tiếng bản địa; cập nhật thông tin về Việt Nam từ hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại.
– Có thể hiểu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chính là các Đại sứ Quán Việt Nam, Tổng lãnh sự Sự Quán Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình nước sở tại, quan hệ song phương và các thông tin khác vào Việt Nam cho các cơ quan có thẩm quyền.
– Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài là các chủ thể đứng đầu các Đại sứ Quán Việt Nam, Tổng lãnh sự Sự Quán Việt Nam ở nước ngoài. Họ là những cá nhân có chức vụ, quyền hạn, được Nhà nước phân công thực hiện hoạt động ngoại giao. Theo đó, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động liên quan đến ngoại giao, đại diện cho Việt Nam thực hiện các hoạt động ngoại giao liên quan tại nước sở tại. Đồng thời, đây cũng là chủ thể có quyền hạn đưa ra quyết định phê duyệt các kế hoạch hoạt động của Việt Nam tại nước ngoài (trong phạm vi quyền hạn của mình); bảo vệ, bảo lãnh công dân Việt Nam tại nước ngoài.
Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển như ngày nay, quan hệ giao thương, đối trọng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng được đẩy mạnh. Lúc này, việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước trên thế giới luôn được Nhà nước thúc đẩy thực hiện.
Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài nói chung và người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài nói chung khi làm tốt trách nhiệm, nhiệm vụ của mình sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của quan hệ ngoại giao nước nhà. Hơn hết, nâng tầm vị thế của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
2. Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài làm những công việc gì?
Theo quy định của pháp luật, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài phải đảm nhận những công việc cụ thể sau đây:
– Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài phải cung cấp thông tin chính thức về Việt Nam. Thông tin chính thức về Việt Nam là thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin về tình hình Việt Nam trên các lĩnh vực; thông tin về lịch sử Việt Nam và các thông tin khác. Theo đó, thông tin chính thức về Việt Nam do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động cung cấp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tới cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.
– Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài phải cung cấp thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam. Theo quy định của pháp luật, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam là thông tin về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Cụ thể, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam do các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tới cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.
– Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài phải đảm bảo cung cấp thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam là thông tin về tình hình thế giới trên các lĩnh vực, thông tin về quan hệ giữa Việt Nam với các nước và các thông tin khác nhằm thúc đẩy quan hệ chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng – an ninh giữa Việt Nam với các nước; phục vụ phát triển kinh tế đất nước; thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Cụ thể, thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam do Bộ Ngoại giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan tổ chức khác của Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan thông tấn, báo chí trực thuộc Chính phủ (Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam), phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, thu thập, tổng hợp và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền, báo chí và người dân Việt Nam.
– Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm cấp thông tin giải thích, làm rõ. Thông tin giải thích, làm rõ là những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về Việt Nam trên các lĩnh vực. Theo quy định của pháp luật, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan khi nhận được thông tin, tài liệu, báo cáo sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh Việt Nam của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước có trách nhiệm chủ động cung cấp những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ; triển khai các biện pháp thông tin tuyên truyền cần thiết để bảo vệ và nâng cao uy tín, hình ảnh của Việt Nam. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các Bộ, cơ quan liên quan, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài để phát hiện các thông tin sai lệch về Việt Nam, thông báo cho Bộ, cơ quan liên quan để chủ động cung cấp thông tin giải thích, làm rõ, đồng gửi cho Bộ Thông tin và Truyền thông biết để theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Công tác quản lý hoạt động đối ngoại (ngoại giao) của Nhà nước Việt Nam:
Pháp luật quy định về hoạt động quản lý đối ngoại (ngoại giao) của từng cơ quan chức năng có thẩm quyền như sau:
– Thứ nhất, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước hoạt động thông tin đối ngoại.
+ Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan liên quan thực hiện quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại.
+ Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan triển khai hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài.
+ Các Bộ, ngành chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại trong phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước hoạt động thông tin đối ngoại ở địa phương.
– Thứ hai, nội dung quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại bao gồm:
+ Nhà nước đảm bảo xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình về hoạt động thông tin đối ngoại.
+ Nhà nước thực hiện tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học về thông tin đối ngoại; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.
+ Nhà nước tiến hành quản lý, hướng dẫn, chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí của Việt Nam; chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí của nước ngoài; cung cấp thông tin cho người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế; cung cấp thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam.
+ Hợp tác quốc tế về hoạt động thông tin đối ngoại được đẩy mạnh.
+ Cơ quan Nhà nước đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thông tin đối ngoại theo quy định của pháp luật; sơ kết, tổng kết hoạt động thông tin đối ngoại; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định 72/2015/NĐ-CP Về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại