Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước với nội dung là chấp hành và điều hành. Đây là vi phạm khá phổ biến trong cuộc sống, hành vi này sẽ phải chịu những chế tài hành chính được quy định cụ thể trong từng lĩnh vực. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về chế tài hành chính và những ví dụ cụ thể về chế tày này với từng hành vi vi phạm.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm chế tài hành chính:
1.1. Lịch sử hình thành:
Trong lịch sử ngành luật, Chế tài hành chính được nhiều nhà nghiên cứu luật học hình sự xem là một nội dung của chuyên ngành luật hình sự do những điểm giao thoa và giống nhau giữa chúng. Tại Hội nghị Hiệp hội luật hình sự các nước châu Âu lần thứ 14 tổ chức tại thành phố Vienna (Áo) năm 1989, nhiều chuyên gia ngành luật đã thảo thuận nhiều về vấn đề chế tài hành chính và có những thỏa luận xung quanh nội dung không thể thiếu của luật hình sự thời điểm đó. Tuy nhiên, trái ngược với lập trường quan điểm trên, cũng có khá nhiều những quan điểm đối lập từ những chuyên gia đến từ các nước khác nhau trong Hiệp hội, chẳng hạn như: Tiến sĩ Yucel Ogurlu (Thổ Nhĩ Kỳ) lại nghiên về phía lập trường, chế tài hành chính hoàn toàn khác biệt với chế tài hình sự, và điểm khác biệt đó được thể hiện ở nhiều mặt như về nội dung, thẩm quyền và thủ tục áp dụng đối với hình phạt hành chính, và do đó, nó khác biệt và tách biệt với luật hình sự, trong đó, tác giả chỉ ra rằng:
– Nếu chế tài hình sự được phán quyết, áp dụng và thi hành bởi tòa án tư pháp thì chế tài hành chính được quyết định và thi hành bởi các chủ thể thuộc lĩnh vực quản lý hành chính, hơn nữa, xét về thủ tục áp dụng với chế tài hành chính hoàn toàn khác với chế tài hình sự bởi quyền lực áp dụng không thuộc về tòa án, tuy nhiên trong một vài trường hợp, thủ tục nửa tư pháp có thể được áp dụng.
– Nếu chế tài hình sự được sử dụng nhằm trừng phạt và ngăn ngừa tội phạm nghiêm trọng, thì chế tài hành chính chỉ nhằm xử phạt và ngăn ngừa những vi phạm nhỏ hơn nhưng mục đích chính của hình chế tài này nhằm mục đích giáo dục, ngăn ngừa được coi trọng.
– Xét về mức độ của hình phạt, thì chế tài hành chính đương nhiên không nặng so với chế tài hình sự, nhưng nếu lặp đi lặp lại nó sẽ trở thành nghiêm trọng và bị chuyển hóa thành chế tài hình sự. Trong một số trường hợp đặc biệt, chế tài hành chính có thể áp dụng bởi một số cơ quan đặc biệt, không phải là cơ quan hành chính quốc gia như Hội đồng tối cao của Đài phát thanh truyền hình (Supreme Council of Radio – Television) bằng hình phạt hành chính như: mức phạt tiền và cấm một số tổ chức hay cá nhân nào đó truyền phát sóng radio hay kênh truyền hình trong một hoặc một vài tháng nếu có hành vi vi phạm những tiêu chuẩn về phát thanh và truyền hình của một tổ chức, cá nhân nào đó.
Chế tài hành chính, theo quan điểm của lĩnh vực luật hành chính và như một phần độc lập trong hệ thống luật, là một phần của các quyết định hành chính được thực hiện bởi các cơ quna quản lý hành chính hoặc có thể là một số cơ quan khác, có quyền thực hiện quyết định. Đối tượng áp dụng chế tài hành chính là cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm các quy định về trật tự công cộng được bảo vệ bởi pháp luật. Chế tài này áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau thuộc đời sống xã hội quen thuộc như môi trường, giao thông, đô thị, lao động, xây dựng, đất đai, và kỷ luật nhà nước, tạo ra ảnh hưởng đến trật tự công cộng.
1.2. Khái niệm về chế tài hành chính:
Chế tài hành chính xuất phát từ việc phân chia một quy phạm pháp luật thành ba khía cạnh cơ bản: giả định, quy định và chế tài. Nó được coi là một phần của quy phạm pháp luật hành chính, với mục tiêu xác định các biện pháp xử phạt hoặc khen thưởng hành chính. Chế tài hành chính có vai trò quan trọng trong việc định rõ cách Nhà nước xử lý các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước, mà không phải là tội phạm, và đây là những trường hợp chưa đạt đến mức yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của từng lĩnh vực cụ thể.Tuy nhiên, cưỡng chế hành chính là khái niệm rộng hơn khái niệm chế tài hành chính, bởi chế tài hành chính chỉ là nhóm cưỡng chế có tính trừng phạt và chỉ được áp dụng khi có vi phạm pháp luật (vi phạm hành chính, trong khi cưỡng chế hành chính trong nhiều trường hợp áp dụng vì những lý do an ninh, quốc phòng hay lợi ích quốc gia.
2. Đặc điểm của chế tài hành chính:
– Với mục đích tối thượng là bảo vệ các lợi ích công và bảo vệ các quy tắc, trật tự xã hội, nhằm đảm bảo cuộc sống yên bình cho cư dân. Chính vì, ngoài tính trừng phạt, chế tài này chủ yếu có tác dụng ngăn chặn những vi phạm vi phạm có thể xảy ra mang tính nguy hiểm hơn, ví dụ như xử phạt người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn cao nhằm ngăn chặn hành điều khiển xe gây tai nạn, nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của người khác, hoặc xử phạt người có hành vi trộm cắp vặt để hạn chế tình trạng tái diễn hoặc chuyển hóa thành hành vi trộm cắp và dưới mức độ chế tài hình sự để đảm bảo trật tự an toàn xã hội cho toàn dân .
– Chế tài hành chính cũng có tính trừng trị bao gồm các hình thức chế tài nghiêm khắc và thi hành nghiêm minh. Một vài hình thức của chế tài hành chính như: mức phạt tiền, việc tước hay hạn chế sử dụng các loại giấy phép, đình chỉ việc xây dựng, thu hồi giấy phép xây dựng hay quyết định phá dỡ công trình xây dựng trái phép,…
– Về nguyên tắc, các chủ thể vi phạm đều phải bình đẳng trong việc áp dụng các hình thức chế tài. Mặt khác, cùng một hành vi vi phạm, nếu chủ thể là cán bộ, công chức có thể bị xử lý nặng hơn do có trình độ am hiểu nhất định về lĩnh vực vi phạm, mà họ vẫn vi phạm những quy định đó.
3. Một số nguyên tắc pháp lý và yêu cầu chung khi áp dụng các chế tài hành chính:
Việc xây dựng khái niệm và xác định các hình thức chế tài hành chính cần phải dựa vào một số các nguyên tắc pháp lý cụ thể như sau:
– Nguyên tắc không trừng phạt như tội phạm và không áp dụng khi không có luật quy định như vậy, về nguyên tắc, hành vi bị áp dụng chế tài hành chính không thể là hành vi tội phạm hoặc không vi phạm. Nghiêm cấm việc giữ hành vi có dấu hiệu tội phạm để XPHC và phải dựa vào điều khoản được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành.
– Nguyên tắc không áp dụng hiệu lực hồi tố, nghĩa là việc áp dụng chế tài hành chính không thể dựa vào văn bản quy phạm đã hết hiệu lực.
– Nguyên tắc cung cấp chứng cứ, theo đó, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về cơ quan hành chính hay cá nhân có thẩm quyền.
– Nguyên tắc không áp dụng chế tài hành chính hai lần cho một hành vi, theo đó, một hành vi vi phạm không thể bị xử phạt hai lần bởi chế tài này. Mặt khác, với một hành vi vi phạm, không thể vừa bị xử phạt vi phạm hành chính, vừa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Nguyên tắc tính phù hợp. Về mặt nguyên tắc, một chế tài hành chính phải được áp dụng phù hợp, nhằm trừng phạt hay ngăn ngừa những hành vi vi phạm trật tự công, phù hợp với quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan, đặc biệt phải tương xứng với hành vi vi phạm mà không được lạm quyền. Nguyên tắc này là một rào cản cho cơ quan hành chính khi áp dụng chế tài làm hạn chế quyền và tự do của cá nhân, điều này là một trong những nguyên tắc khiến cơ quan hành chính phải hết sức thận trọng khi áp dụng chế tài hành chính nếu không muốn các quyết định của mình có thể bị kiện ra tòa án.
4. Ví dụ về chế tài chính chính trên thực tế:
Ví dụ về một số hành vi vi phạm hành chính như trong các lĩnh vực khác nhau như:
– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm hoặc không cài quai đúng cách khi điều khiển xe sẽ bị phạt 200.000 đồng đến 300.000 đồng, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực gia giao thông đường bộ diễn ra khá phổ biến.
– Người điều khiển xe máy điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ từ 10km/h đến dưới 20km/h sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
– Người nào đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau sẽ bị phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, mức chế tài này dành hanh vi vi phạm về lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.
– Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định bảo vệ môi trường của chủ đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu chế xuất (trừ một số trường hợp được quy định pháp luật) thì sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng chế tài này nhằm mục đích bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức của cá nhân, tổ chức về vấn nạn môi trường.
Các ví dụ trên đều mang đầy đủ các đặc điểm của hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác nhau với mức phạt tiền cụ thể được quy định trong luật, tuy nhiên, ác hành vi này có thể mang lỗi cố ý hoặc vô ý tuy nhiên đều mang mối nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến hoạt động quản lý của nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau.