Bảo vệ môi trường là một vấn đề mà các nước trên toàn thế giới rất quan tâm. Vậy Việt Nam đã tham gia các Điều ước, Công ước về môi trường nào?
Mục lục bài viết
1. Các Điều ước, Công ước về môi trường Việt Nam tham gia:
Các Điều ước, Công ước về môi trường Việt Nam tham gia bao gồm có:
– Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế, 1944;
– Thoả thuận về thiết lập uỷ ban nghề các Ấn Ðộ dương – Thái bình dương, 1948;
– Hiệp ước về Khoảng không ngoài vũ trụ, 1967;
– Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước (RAMSAR), 1971 (Việt Nam tham gia ngày 20/9/1988);
– Nghị định thư bổ sung công ước về các vùng ngập nước có tầm quan trọng, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước, Paris, 1982;
– Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên (Việt Nam tham gia ngày 19/10/1982);
– Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí hoá học, vi trùng và công việc tiêu huỷ chúng;
– Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa, 1973 (Việt Nam tham gia ngày 20/1/1994);
– Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (Việt Nam tham gia ngày 29/8/1991);
– Công ước của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường (Việt Nam tham gia ngày 26/8/1980);
– Nghị định thư chữ thập đỏ liên quan đến bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang;
– Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (Việt Nam tham gia ngày 25/7/1994);
– Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985;
Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, 1985 (Việt Nam tham gia ngày 26/4/1994);
– Công ước về
– Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ, 1986, IAEA (Việt Nam tham gia ngày 29/9/1987);
– Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, 1987 (Việt Nam tham gia ngày 26/1/1984);
– Bản bổ sung Luân đôn cho công ước, Luân đôn, 1990;
– Bản bổ sung Copenhagen, 1992;
– Thoả thuận về mang lưới các trung tâm thuỷ sản ở Châu Á – THÁI BÌNH DƯƠNG, 1988 (Việt Nam tham gia ngày 2/2/1989);
– Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng (Việt Nam tham gia ngày 13/5/1995);
– Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (Việt Nam tham gia ngày 16/11/1994);
– Công ước về Ða dạng sinh học, 1992 (Việt Nam tham gia ngày 16/11/1994);
– Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới, 1992;
– Công ước chống sa mạc hóa (UNCCD), 1994;
– Công ước của Liên hợp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới vì mục đích phi giao thông thủy (New York), 1997;
– Nghị định thư bổ sung Nagoya – Kuala Lumpur về những trách nhiệm pháp lý và bồi thường cho Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học bắt đầu có hiệu lực vào ngày 05 tháng 3 năm 2018;
– Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng các nguồn gen trong khuôn khổ Công ước đa dạng sinh học (NAGOYA), 2014;
– Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế vào mục đích phi giao thông thủy (Công ước NY), 1997;
– Công ước về thủy ngân (MINAMATA), 2013;
– Công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (STOCKHOLM), 2001;
– Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn;
– Công ước về thủ tục chấp thuận thông báo trước đối với một số các hóa chất và thuốc trừ sâu độc hại trong thương mại quốc tế (ROTTERDAM), 1998;
– Nghị định thư về an toàn sinh học (CARTAGENA), 2000;
– Tuyên bố Liên hợp quốc về môi trường và phát triển, 1992;
– Ở phạm vi khu vực, Việt Nam đã ký kết những thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong khuôn khổ ASEAN như:
+ Hiệp định ASEAN về kiểm soát khói mù xuyên biên giới;
+ Hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA, EFTA,…
– Đối với các khuôn khổ quốc tế khác, thời gian qua, Việt Nam cũng đã luôn thể hiện là một thành viên tích cực và có trách nhiệm trong quá trình tham gia, đóng góp cho sự phát triển chung của các khuôn khổ này, điển hình như là các khuôn khổ: APEC, ASEM, G20, G7, WEF, PEMSEA, COPSEA,…
2. Các lợi ích khi Việt Nam tham gia các Điều ước, Công ước về môi trường:
Khi Việt Nam tham gia các Điều ước, Công ước về môi trường sẽ có rất nhiều các lợi ích mang lại cho quốc gia, có thể kể đến các lợi ích như:
– Việc tham gia các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm thể hiện chính sách mở cửa của Việt Nam ta trong hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề ô nhiễm toàn cầu.
– Các công ước mà Việt Nam tham gia kí kết cũng đã tạo ra khuôn khổ pháp lý quốc tế quan trọng cho sự hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới nhằm để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường của Việt Nam cũng như toàn cầu.
– Trong điều kiện tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn thấp, việc tham gia những công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm sẽ giúp cho Việt Nam ta có thêm nguồn lực cho công tác phòng chống ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường.
– Bên cạnh đó, việc tham gia những công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm làm phát sinh các nghĩa vụ mà Việt Nam phải thực thi với tư cách là một thành viên của công ước. Việc triển khai thực thi những nghĩa vụ này một mặt có thể thúc đẩy hoạt động xây dựng pháp luật môi trường, xây dựng về hệ thống cơ quan quản lí nhà nước về môi trường… và từ đó cải thiện được hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia.
3. Ví dụ điển hình về trách nhiệm và nghĩa vụ của Việt Nam khi tham gia điều ước, công ước về môi trường:
Như đã liệt kê ở mục trên, Việt Nam đã tham gia khá nhiều các điều ước, công ước về môi trường. Mỗi một điều ước, công ước về môi trường Việt Nam đã tham gia mà Việt Nam sẽ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Ví dụ về quyền và trách nhiệm của Việt Nam khi tham gia công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (STOCKHOLM), 2001.
3.1. Quy định chính trong công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (STOCKHOLM):
– Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (hay được gọi là các chất POP) được các quốc gia ký kết và phê chuẩn thực hiện nhằm với mục đích là bảo vệ sức khỏe con người, đa dạng sinh học và môi trường sống trước các nguy cơ, rủi ro do các chất POP gây ra.
– Công ước Stockholm quy định những việc sau về một số chất POP do con người tạo ra:
+ Ngừng sản xuất;
+ Cấm sử dụng;
+ Hạn chế sử dụng;
+ Tiến tới tiêu hủy hoàn toàn.
– Ngoài ra, trong công ước còn quy định thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu liên tục sự phát sinh không chủ định những chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dân sinh hoặc xử lý các chất thải.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của Việt Nam khi tham gia công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (STOCKHOLM):
– Việt Nam đã tham gia và phê chuẩn Công ước Stockholm vào ngày 22/7/2002.
– Ngày 10/8/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch quốc gia về thực hiện Công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Stockholm) tại Việt Nam (Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg và cập nhật tại Quyết định số 1598/QĐ-TTg). Những kế hoạch này được ban hành nhằm để:
+ Quản lý an toàn các chất chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy tại Việt Nam;
+ Giảm thiểu các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy tại Việt Nam;
+ Tiến tới loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy tại Việt Nam;
+ Đáp ứng các yêu cầu của Công ước Stockholm 2001, thể hiện cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
– Tăng cường phổ biến, tuyên truyền chính sách.
– Nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam đối với Công ước Stockholm và ở trong bối cảnh xu hướng quốc tế về quản lý và kiểm soát thật chặt chẽ các chất POP và những chất ô nhiễm khó phân hủy khác, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cũng nội luật hóa các quy định của Công ước Stockholm ở trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về:
+ Yêu cầu bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy (bao gồm cả các chất POP) và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị mà có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy;
+ Quy định xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn những chất ô nhiễm khó phân hủy trong các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị.
Theo các quy định này, Việt Nam sẽ tăng cường vai trò và trách nhiệm trong việc quản lý những chất POP đối với Công ước Stockholm.