Sĩ quan là nguồn nhân lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Vậy Sĩ quan tại ngũ và Sĩ quan dự bị theo Luật sĩ quan là gì? Bài viết dưới đây gửi tới bạn đọc những thông tin hữu ích về định nghĩa cũng như một số vấn đề pháp lý liên quan đến sĩ quan theo Luật sĩ quan.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về Sĩ quan tại ngũ:
1.1. Sĩ quan tại ngũ là gì?
Sĩ quan tại ngũ được hiểu là gồm những sĩ quan đang phục vụ trong quân đội hoặc biệt phái công tác.
Ngạch sĩ quan tại ngũ là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệt phái.
1.2. Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ:
Sĩ quan tại ngũ được tuyển chọn, bổ sung từ các nguồn sau đây:
Thứ nhất bao gồm: Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội;
Thứ hai bao gồm: Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu;
Thứ ba bao gồm: Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Thứ tư bao gồm: Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Thứ năm bao gồm: Sĩ quan dự bị.
1.3. Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan:
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm được quy định như sau:
Cấp bậc | Nam | Nữ |
Cấp Úy | 46 | 46 |
Thiếu tá | 48 | 48 |
Trung tá | 51 | 51 |
Thượng tá | 54 | 54 |
Đại tá | 57 | 55 |
Cấp Tướng | 60 | 55 |
Khi quân đội có nhu cầu thì những sĩ quan có đầy đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
1.4. Đối tượng phong quân hàm sĩ quan tại ngũ:
Để được phong quân hàm sĩ quan tại ngũ thì phải thuộc vào những đối tượng được liệt kê dưới đây:
– Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu úy. Trường hợp học viên tốt nghiệp loại giỏi, loại khá ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác thì được phong quân hàm Trung úy khi tốt nghiệp, trường hợp đặc biệt sẽ được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
– Trường hợp là Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến hoặc quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng tại ngũ hoặc cán bộ, công chức ngoài quân đội, những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng.
Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Đáp ứng đủ tiêu chuẩn chung như đã đề cập ở mục 2;
– Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
– Đủ thời hạn xét thăng quân hàm:
+ Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
+ Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
+ Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
+ Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
+ Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
+ Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
+ Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
+ Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
+ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
+ Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
+ Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
Sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân phải đáp ứng điều kiện tuổi không quá 57, trừ trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
2. Tìm hiểu về Sĩ quan dự bị:
2.1. Sĩ quan dự bị là gì?
Sĩ quan dự bị là sĩ quan thuộc ngạch dự bị, cụ thể gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ.
2.2. Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị:
Những người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:
Thứ nhất: Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị;
Thứ hai: Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị;
Thứ ba: Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.
2.3. Tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị:
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị quy định như sau:
– Đối với Cấp Úy độ tuổi cao nhất là 51;
– Đối với Thiếu tá độ tuổi cao nhất là 53;
– Đối với Trung tá độ tuổi cao nhất là 56;
– Đối với Thượng tá độ tuổi cao nhất là 57;
– Đối với Đại tá độ tuổi cao nhất là 60;
– Đối với Cấp Tướng độ tuổi cao nhất là63.
2.4. Bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị:
Việc bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan dự bị được quy định như sau:
– Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị hoặc tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở sẽ được phong quân hàm thiếu úy sĩ quan dự bị;
– Đối với Cán bộ, công chức tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị thì sẽ được xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng theo chức vụ được bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên, kết quả học tập, rèn luyện và mức lương đang hưởng
– Sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trong các đơn vị dự bị động viên hoặc giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được thăng cấp bậc quân hàm tương xứng với chức vụ đảm nhiệm theo nhu cầu biên chế, tiêu chuẩn chức vụ của sĩ quan, kết quả học tập quân sự và thành tích phục vụ quốc phòng. Chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với sĩ quan dự bị đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;
– Thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị so với thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ sẽ dài hơn 2 năm
– Sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn, quy định cấp bậc quân hàm của chức vụ được bổ nhiệm, cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị hiện tại và thời hạn xét thăng quân hàm để xét thăng cấp bậc quân hàm tương xứng.
3. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định.
Sĩ quan chia thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.
3. Điều kiện tuyển chọn sĩ quan:
– Là Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự.
– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
– Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
– Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
– Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định