Quyền hạn chức năng của dân phòng là gì? Dân phòng có được dẹp xe, thu giữ xe để ở vỉa hè không? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là dân phòng?
Lực lượng dân phòng được hiểu là một tổ chức triển khai dựa trên việc tự nguyện của quần chúng, có chức năng làm nòng cốt trong phong trào toàn dân để nhằm mục đích bảo vệ an ninh Tổ quốc cũng như phối kết hợp với các tổ chức để tham gia trực tiếp vào nhiệm vụ giữ gìn bảo mật an ninh, trật tự khu vực.
Dân phòng thực chất chính là lực lượng bảo vệ dân phố, thường tham gia cùng với công an phường trong việc giữ trật tự an toàn xã hội ở các phường, thị trấn.
Cơ cấu tổ chức của dân phòng như sau:
– Thành lập một tổ Bảo vệ dân phố tại mỗi cụm dân cư.
– Thành lập một Ban Bảo vệ dân phố tại mỗi phường, trong đó bao gồm:
+ Trưởng ban: được tập thể Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.
+ Các Phó trưởng ban: được tập thể Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.
+ Các Ủy viên: Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố là tổ trưởng các tổ Bảo vệ dân phố ở các cụm dân cư.
– Ban bảo vệ dân phố có nhiệm kỳ hoạt động là 5 năm. Tuy nhiên có những trường hợp thay đổi như bãi miễn, bổ sung các chức danh khi có những sự kiện sau:
+ Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố khuyết do chết hoặc xin nghỉ việc hoặc không còn đủ sức khỏe.
+ Không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm.
+ Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố vi phạm kỷ luật, pháp luật.
+ Tổ trưởng hoặc các tổ viên không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật.
Lưu ý khi thực hiện công nhận hay bãi nhiệm Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên mới của Ban Bảo vệ dân phố phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định bằng văn bản.
2. Quy định về chức năng, nhiệm vụ của dân phòng:
2.1. Chức năng của dân phòng:
Căn cứ Điều 2
– Là một lực lượng quần chúng tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
– Dân phòng được thành lập tại các phường, thị trấn nơi bố trí lực lượng Công an chính quy, do Ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập.
– Trách nhiệm chính trong công tác thực hiện phong trào quần chúng, bảo vệ an ninh tổ quốc; bên cạnh đó thực hiện một số biện pháp công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
– Mục đích thực hiện là nhằm để bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn.
2.2. Nhiệm vụ của dân phòng:
– Thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền nâng cao cảnh giác, ý thức phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự để từ đó vận động nhân dân trong phường một là, tự giác chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hai là, tiến hành tham gia xây dựng phường, cụm dân cư, hộ gia đình an toàn về an ninh, trật tự, không có tội phạm, tệ nạn xã hội.
– Có trách nhiệm nắm rõ các tình hình về an ninh, trật tự; đồng thời phát hiện ra các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, các vụ vi phạm hành chính, vi phạm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường quản lý.
– Phản ánh cho cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân phường về tình hình địa bàn phường để từ đó lên phương án, kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm, tệ nạn xã hội của phường.
– Tham gia hoà giải, giải quyết những vụ việc tranh chấp, mẫu thuẫn phát sinh kịp thời không để những hậu quả xấu xảy ra.
– Về nội dung đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu hay quy định về sử dụng, quản lý chứng minh nhân dân và giấy tờ tuỳ thân khác; quy định về đăng ký hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tham gia giữ gìn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, an toàn phòng cháy, chữa cháy phải thực hiện đôn đốc, nhắc nhở nhân dân trong phường chấp hành các quy định của pháp luật.
– Với những người đã chấp hành xong hình phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trung tâm cai nghiện, người chưa thành niên phạm tội, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ thì dân phòng có trách nhiệm vận động nhân dân tham gia cảm hoá, giáo dục, giúp đỡ và quản lý những đối tượng trên.
– Dân phòng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, giúp đỡ những đối tượng đang trong diện quản lý, giáo dục tại phường.
– Với những đối tượng đang bị truy nã, trốn thi hành án, đối tượng phạm tội đang lẩn trốn có trách nhiệm vận động thuyết phục người thân của những đối tượng tác động họ để ra đầu thú.
– Dân phòng phải có mặt kịp thời và tìm mọi cách báo ngay cho Công an phường nếu như có vụ việc phức tạp xảy ra tại địa phương.
– Trách nhiệm trong việc bảo vệ hiện trường, tham gia sơ cứu người bị nạn, giải cứu con tin, bắt, giữ người phạm tội quả tang, tham gia chữa cháy, cứu tài sản và thực hiện các công việc khác theo sự phân công, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân và Công an phường.
– Trách nhiệm bảo vệ chuyên trách các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để bảo vệ an ninh, trật tự theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và Công an phường.
3. Dân phòng có được dẹp xe, thu giữ xe để ở vỉa hè không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định số 38/2006/NĐ-CP, quyền hạn của dân phòng được phép:
– Với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội thì dân phòng chỉ có quyền hạn yêu cầu những đối tượng đang vi phạm chấm dứt ngay các hành vi vi phạm và sau đó phải báo cáo với Ủy ban nhân dân, Công an phường để có biện pháp xử lý.
– Quyền hạn được tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để nhằm thực hiện công tác truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án.
– Được quyền kiểm tra tạm trú, tạm vắng.
– Được quyền kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách.
Như vậy, bảo vệ dân phố chỉ được thu gom xe của bạn mang về Ủy ban nhân dân phường khi phát hiện có vi phạm và phải có sự phối hợp với các lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực, cảnh sát trật tự…
Trường hợp nếu như không có các lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực, cảnh sát trật tự,… thì dân phòng chỉ được phép nhắc nhở, yêu cầu cá nhân, tổ chức có vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
4. Điều kiện để gia nhập lực lượng dân phòng:
– Phải là công dân Việt Nam đáp ứng độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Đảm bảo cư trú ổn định lâu dài tại địa bàn: phải đăng ký thường trú, hoặc tạm trú có thời hạn từ 1 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi đăng ký đó.
– Tuyệt đối không có tiền án, tiền sự bao gồm cả những người đã có quyết định xóa án hoặc đương nhiên xóa án; những người hết thời hạn thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
– Điều kiện về sức khỏe: phải tốt. Đồng thời phải có điều kiện cũng như nhiệt tình, tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội.
– Có kiến thức am hiểu quy định của pháp luật, đồng thời được bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ an ninh, trật tự.
– Có mối quan hệ tốt với nhân dân, được quần chúng tín nhiệm và được nhân dân trong cụm dân cư giới thiệu, bầu ra.
– Ưu tiên lựa chọn đối tượng bảo vệ dân phố trong những người đã tham gia quân đội, Công an hoặc tham gia công tác trở về địa phương.
– Tuyệt đối không đưa những các nhân không đủ năng lực hành vi vào lực lượng dân phòng.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Nghị định số 38/2006/NĐ-CP của chính phủ số 38/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2006 về bảo vệ dân phố.
Thông tư liên tịch