Hiện nay, tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng nên việc xử lý, quản lý việc xả thải chất thải ra môi trường có ý nghĩa quan trọng .Vậy, điều kiện, thủ tục cấp phép xả nước thải vào nguồn nước được quy định như thế nào? Cơ quan nào tiếp nhận, quản lý, hồ sơ giấy phép xả thải.
Mục lục bài viết
1. Quy định về cấp phép xả nước thải vào nguồn nước:
1.1. Giấy phép xả thải là gì?
Theo pháp luật hiện hành thì chưa có một căn cứ nào quy định rõ về giấy phép xả thải. Tuy nhiên, theo Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về giấy phép môi trường như sau: Giấy phép môi trường là loại văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ được tiến hành xả chất thải ra môi trường quản lý chất thải nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài là nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu và điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Với quy định nêu trên thì giấy phép xả thải sẽ được tích hợp vào giấy phép môi trường nên khi có hoạt động xã thất thải ra môi trường và thuộc trường hợp phải xin phép thì các cá nhân cơ quan tổ chức phải tiến hành thực hiện việc xin cấp giấy phép xả thải.
1.2. Đối tượng phải có giấy phép môi trường:
Dựa theo Điều 39 Luật bảo vệ môi trường 2020 thì những đối tượng sau đây phải có giấy phép môi trường:
– Với các dự án đầu tư thuộc nhóm I, nhóm II và nhóm III mà phát sinh nước thải, bụi, khí thải ra môi trường phải được xử lý chặt chẽ. Nếu có phát sinh nguy hại thì phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đưa vào vận hành chính thức;
– Với những dự án đầu tư, cơ sở không sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung, các khu công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì phải tiến hành xin cấp giấy phép môi trường; Trường hợp ngoại lệ nếu đối tượng quy định tại Khoản 1 điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công thì được miễn giấy phép môi trường.
2. Điều kiện để được cấp phép xả nước thải vào nguồn nước:
Nhu cầu được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là một nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, cũng phải đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Theo đó, các cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục để xin cấp giấy phép xả chất thải cần lấy ý kiến đại diện của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác sử dụng tài nguyên nước.
Những cá nhân là đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức hoặc những cá nhân liên quan trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định tại Điều 6 của Luật Tài nguyên nước bao gồm như sau: Đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp huyện, đại diện các đơn vị quản lý vận hành công trình khai thác sử dụng nước chịu ảnh hưởng của việc khai thác sử dụng nước của dự án và những tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
Quá trình lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức hoặc những cá nhân liên quan trong quá trình khai thác sử dụng tài nguyên nước ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân trên địa bàn. Chính vì vậy, việc lấy ý kiến đại diện của của dân cư là vô cùng quan trọng. Các công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước phải lấy ý kiến bao gồm như sau:
+ Các công trình xây dựng hồ chứa được xây dựng trên sông suối thuộc trường hợp phải xin phép;
+ Những công trình khai thác sử dụng mặt nước không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà có lưu lượng từ 10m3/s trở lên;
+ Giữa các nguồn nước có các công trình chuyển nước thì phải tiến hành lấy ý kiến;
+ Một số công trình khai thác sử dụng nước dưới đất bao gồm một hoặc nhiều giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc sở hữu của một tổ chức cá nhân nhất định và khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m) đặc biệt là có lưu lượng từ 12.000 m3 trên ngày đêm trở lên;
– Thời điểm tiến hành lấy ý kiến:
+ Với những dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này thì thời điểm lấy ý kiến là trong quá trình lập dự án đầu tư;
+ Với những công trình khai thác sử dụng nước dưới đất quy định tại Điểm d Khoản 1 điều này thì thời điểm lấy ý kiến nằm trong quá trình thăm dò đối với công trình khai thác này;
– Về nội dung thông tin cung cấp để tổ chức lấy ý kiến cần bao gồm những điều sau:
+ Thực hiện quá trình thuyết minh và thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo tờ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án này;
+ Yêu cầu cần có bản kế hoạch triển khai xây dựng công trình;
+ Việc thể hiện rõ tiến độ xây dựng công trình cũng là yếu tố quan trọng được ghi nhận trong nội dung;
+ Ngoài ra, còn phải nêu lên được những dự kiến tác động của việc khai thác sử dụng nước và vận hành công trình đến nguồn nước môi trường và các đối tượng khai thác sử dụng nước khác có khả năng sẽ bị ảnh hưởng trong quá trình xây dựng vận hành công trình, thời gian công trình không vận hành;
+ Những biện pháp bảo vệ tài nguyên nước là yếu tố quan trọng cho các đối tượng khai thác sử dụng nước khác có khả năng bị ảnh hưởng trong quá trình xây dựng vận hành công trình, thời gian công trình không vận hành;
+ Đảm bảo các số liệu và tài liệu khác liên quan đến việc khai thác sử dụng tài nguyên nước.
3. Trình tự thủ tục cấp phép xả nước thải vào nguồn nước:
3.1. Hồ sơ xin cấp phép xả thải:
Cá nhân, tổ chức chuẩn bị những giấy tờ sau đây để phục vụ cho việc xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
– Các cá nhân cần chuẩn bị đơn đề nghị cấp giấy phép xả thải thể hiện rõ nguyện vọng và lý do;
– Với trường hợp chưa xả nước thải thì cần đưa ra đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải; báo cáo về hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả thải vào một nguồn nước;
– Cần chuẩn bị kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; Thời điểm thích hợp để lấy mẫu phân tích chất lượng nước diễn ra không quá 3 tháng tính đến thời điểm các cá nhân nộp hồ sơ;
– Ngoài ra, các cá nhân còn cần chuẩn bị sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
Đáng lưu ý: trong trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
3.2. Trình tự, thủ tục xin cấp phép xả thải:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:
Các cá nhân, tổ chức xin cấp giấy phép xả thải và chuẩn bị hai bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền giải vấn đề này là Bở Tài nguyên và môi trường thì hồ sơ nộp ở Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương nơi đặt công trình.
Bước 2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày các cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiến hành xem xét, kiểm tra tính hợp lệ.
Trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép cần phải bổ sung vào hoàn thiện thì cơ quan tiếp nhận này trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức cá nhân.
Trường hợp nếu hồ sơ đã hợp lệ sẽ tiến hành Bước tiếp theo đó là thẩm định đề án báo cáo xả nước thải;
Bước 3. Thẩm định đề án báo cáo xả nước thải vào nguồn nước:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định đề án báo cáo của cá nhân, tổ chức. Để hoàn thành tốt trách nhiệm của mình nếu cần thiết cơ quan này thực hiện kiểm tra thực tế hiện trường thì phải lập nên Hội đồng thẩm định đề án báo cáo.
Trong trường hợp đủ điều kiện cấp phép thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình báo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Nếu không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ và thông báo lý do không cấp phép Trong trường hợp phải tiến hành bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án báo cáo thì cơ quan tiếp nhận gửi văn bản thông báo cho tổ chức cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần tiến hành sửa chữa hoàn thiện.
Đáng lưu ý: thời gian bổ sung hoàn thiện hoặc lập lại đề án báo cáo sẽ không được tính vào thời gian thẩm định để làm báo cáo này. Cá nhân tổ chức được bổ sung hoàn chỉnh trong số ngày nhất định đó là 20 ngày làm việc. Trong trường hợp phải lập lại đề án báo cáo cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức cá nhân đề nghị cấp phép về những điều cần bổ sung cho đề án báo cáo chưa đạt yêu cầu.
Bước 4 Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép:
Sau khi được nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 5 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện việc nghĩa vụ tài chính và tiến hành nhận giấy phép.
4. Cơ quan tiếp nhận, quản lý, hồ sơ giấy phép xả thải:
Quá trình tiếp nhận và quản lý hồ sơ giấy phép xả thải vậy thuộc thẩm quyền của một số bộ, ban, ngành liên quan và rong lĩnh vực này của quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ có trách nhiệm tiếp nhận thẩm định và quản lý hồ sơ giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và môi trường.
– Trách nhiệm của việc tiếp nhận thẩm định quản lý hồ sơ giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được sau Sở Tài nguyên và môi trường thực hiện;
– Trong trường hợp tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ ,giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì phòng Tài nguyên và môi trường là cơ quan phụ trách những nhiệm vụ trên;
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
Luật Bảo vệ môi trường 2020.