Hiện nay, việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đìnhcần được tổ chức thực hiện một cách bài bản, với nhiều biện pháp khác nhau như bảo đảm bằng pháp luật, kinh tế và an sinh xã hội, đạo đức xã hội và truyền thống gia đình,...
Biện pháp là phương pháp và cách thức, là hệ thống các đường lối được xây dựng bởi những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền, nhằm giải quyết một vấn đề nào đó, được thực hiện dưới một hình thức nhất định. Hiện nay, việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đìnhcần được tổ chức thực hiện một cách bài bản, với nhiều biện pháp khác nhau, cụ thể như:
Mục lục bài viết
1. Biện pháp bảo đảm bằng pháp luật:
Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Để hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm tốt nhất lợi ích, các quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân gia đình, đòi hỏi cần phải có hệ thống pháp luật vững chắc để giải quyết các vấn đề trên. Đây được coi là phương thức quan trọng và hiệu quả nhất. Xây dựng pháp luật là để bảo đảm quyền bình đẳng cho người phụ nữ được ghi nhận, ban hành và có tính bắt buộc đối với mọi người, tạo một khung quy định thống nhất về việc các chủ thể có nghĩa vụ và quyền hạn thực hiện các biện pháp, công tác để bảo đảm quyền bình đẳng cho phụ nữ trong hôn nhân và gia đình. Mặt khác, do phụ nữ là nhóm xã hội đặc biệt, bởi vậy quyền bình đẳng của phụ nữ phải được xem xét và ghi nhận dựa trên cơ sở của những yếu tố đặc thù về giới, nghĩa là pháp luật phải ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ dựa trên cơ sở của vấn đề bình đẳng giới. Hệ thống các văn bản pháp luật quy định quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình bao gồm: Hiến pháp, hệ thống pháp luật dân sự, hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình và nhiều hệ thống pháp luật khác. Các văn bản quy phạm pháp luật trên nhiều lĩnh vực cần được thống nhất với nhằm, bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ được bảo đảm toàn diện và sâu sắc.
2. Biện pháp tự thực hiện và bảo vệ:
Để quyền và lợi ích hợp pháp trong hôn nhân và gia đìnhcủa mình được bảo vệ một cách tối đa, không có phương thức nào tối ưu hơn việc chính những người phụ nữ trong gia đình tự bảo vệ bản thân mình trước những hành vi vi phạm. Sở dĩ nói như vậy là bởi, người phụ nữ là một chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình, là người trực tiếp tham gia, thực hiện cũng như có đủ các cơ sở để nhận thức rõ về việc có hay không những hành vi xâm phạm quyền bình đẳng của bản thân. Do đó, bản thân người phụ nữ cần:
Một là, người phụ nữ cần tự nâng cao nhận thức của bản thân về các kiến thức pháp luật hiện hành về việc bảo vệ các quyền bình đẳng của bản thân trong hôn nhân và gia đình, đồng thời cần trang bị tốt hơn nữa những kỹ năng, kiến thức để xử lý, giải quyết các tình huống trên thực tế một cách khéo léo, hợp lý bằng cách tham gia các khóa học, khóa đào tạo về chia sẻ kiến thức về hôn nhân gia đình hoặc tìm hiểu qua các trang thông tin chính thống trên báo đài, trên mạng xã hội.
Hai là, người phụ nữ cần nêu lên ý kiến, yêu cầu những cá nhân trong gia đình họ sinh sống chấm dứt các hành vi xâm phạm quyền bình đẳng của bản thân trong hôn nhân và gia đìnhnhư: hành vi phân biệt đối xử về việc tiếp cận các quyền dân sự – chính trị, , hành vi cưỡng ép kết hôn, hành vi ép buộc người vợ làm việc quá sức... Trong trường hợp, các yêu cầu trên không được chấp nhận và các quyền đó vẫn bị xâm phạm thì cá nhân người phụ nữ đó nên đến các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền tại nơi mình sinh sống như: cơ quan công an, UBND cấp xã, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, hội phụ nữ xã, phường... nhờ tư vấn, giúp đỡ và giải quyết, xử lý các trường hợp vi phạm trên.
Ba là, trường hợp các hành vi trên vẫn tiếp diễn và với mức độ ngày càng gia tăng thì người phụ nữ có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết, hoặc gửi đơn yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn khi chính bản thân người phụ nữ trở thành nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thực hiện và bảo vệ quyền con người, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm người phụ nữ.
3. Phương thức bảo vệ bằng kinh tế và an sinh xã hội:
Đây là một trong các phương thức bảo vệ khá quan trọng và đặc biệt cần nên quan tâm. Với phương thức bảo vệ bằng kinh tế, an sinh xã hội. Để bảo đảm quyền phụ nữ tốt nhất không thể thiếu đi sự chung tay, góp sức của xã hội trong việc cần đưa thêm những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện để phụ nữ có điều kiện phát triển khả năng bản thân, tạo điều kiện và môi trường bình đẳng về việc làm. Hơn nữa, xã hội cũng cần quan tâm và hỗ trợ các chính sách về sử dụng lao động của các cơ quan, tổ chức, pháp nhân khác, bảo hiểm y tế, hỗ trợ phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ, các bà mẹ đơn thân... để giúp họ có cuộc sống ổn định và tự chủ hơn về mọi mặt. Qua đó, giúp người phụ nữ có thể vừa phát huy được khả năng bản thân, vừa đáp ứng được mục tiêu bình đẳng và tự chủ về phương diện kinh tế trong gia đình. Đồng thời, giúp cho việc thực hiện và bảo đảm các quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân gia đình được tốt hơn.
4. Phương thức bảo vệ bằng đạo đức xã hội và truyền thống gia đình:
Những nét đẹp đạo đức, những truyền thống tốt đẹp của từng gia đình chắc chắn sẽ là một trong những yếu tố tác động lớn tới việc duy trì và bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình Việt Nam. Nét đẹp đạo đức sẽ tác động tích cực nhằm điều chỉnh những hành vi của con người theo đúng chuẩn mực xã hội, giúp chúng ta sống tình nghĩa hơn, tôn trọng trên phương diện bảo vệ và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển tiến bộ hơn. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế những trường hợp bạo lực gia đình, ngăn chặn những hành vi vi phạm các chuẩn mực chung của mỗi con người. Bên cạnh đó, truyền thống gia đình cũng tác động liên hợp lẫn nhau với nét đạo đức, lối sống con người. Điều này đã tác động và hình thành phần lớn nhân cách con người với đức tính tôn trọng, giữ gìn và lưu truyền các nét đẹp quý giá, biết trân trọng và chung tay đấu tranh nhằm bài trừ các hành vi xâm phạm quyền phụ nữ, qua đó giúp phát triển tốt hơn quyền trên trong xã hội ngày nay.
5. Biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ:
Qua quá trình phân tích tác động của các chủ thể bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đìnhcho thấy vai trò của các tổ chức, cơ quan hiện nay. Điển hình, bao gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội và những người thân trong gia đình. Tuy nhiên, việc bảo đảm bằng các quy định pháp luật, thông qua các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền và trách nhiệm là phương thức thực chất nhất, có hiệu quả nhất. Bởi lẽ, pháp luật do Nhà nước ban hành là hình thức thể hiện ý chí của Nhà nước, có tính cưỡng chế thi hành cao và được cả xã hội tuân theo. Cụ thể:
Về phía Quốc hội, thực hiện chức năng xây dựng và ban hành pháp luật. Quá trình xây dựng pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình, phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của Nhà nước. Nhà nước ghi nhận các quyền này bằng những biện pháp thực hiện, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ.
Về phía Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội khác, điển hình như Hội Liên hiệp phụ nữ cần thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và phổ biến pháp luật đến người dân; đồng thời giám sát, phản biện xã hội về các chính sách, các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình. Đồng thời, tăng cường năng lực nghiên cứu của các tổ chức xã hội về các vấn đề về quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đìnhđể cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác phản biện, đề xuất chính sách. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường giám sát vụ việc, giám sát quá trình giải quyết các vụ việc của cơ quan chức năng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách có liên quan đến quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đìnhnhằm đảm bảo tốt hơn quyền, lợi ích chính đáng của họ.
Về phía cơ quan công an, UBND cấp xã, người đứng đầu cộng đồng dân cư phát hiện hoặc nhận tin báo về bạo lực gia đình đối với phụ nữ phải kịp thời can thiệp và xử lý những đối tượng vi phạm căn cứ theo tính chất, mức độ của hành vi và trên cơ sở các quy định của pháp luật. Chiến sĩ Công an nhân dân đang có quyền thi hành công vụ, Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND cấp xã cũng có quyền ra quyết định cấp tiếp xúc đối với những đối tượng có hành vi bạo lực gia đình đối với người phụ nữ.
Về phía cơ quan tòa án. Là cơ quan có trách nhiệm áp dụng biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đìnhtheo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân như hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận quan hệ hôn nhân, giải quyết yêu cầu ly hôn, xác định cha, mẹ, con... nhằm đảm bảo quyền bình đẳngcủa phụ nữ trong hôn nhân và gia đìnhkhi họ bị xâm phạm. Ngoài ra, những hành vi ngược đãi, bạo hành phụ nữ đến mức gây thương tích cũng sẽ bị xử lý hình sự. Khi thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án cần tuân thủ các thủ tục tố tụng được quy định trong Luật TTDS, Luật TTHS và các văn bản pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, cần phải xây dựng các mô hình can thiệp phù hợp. Sự chung tay của Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, gia đình, những người có liên quan thể hiện ở các mô hình can thiệp để có thể phản ứng và can thiệp nhanh chóng khi có hiện tượng xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đìnhxảy ra. Xây dựng, duy trì và phát triển các mô hình tại cộng đồng là cách làm truyền thống và là thế mạnh của các tổ chức chính trị – xã hội. Các mô hình với loại hình, quy mô, nội dung, tính chất hoạt động khác nhau tùy theo từng giai đoạn, từng yêu cầu hỗ trợ, bảo vệ và các vấn đề xã hội đặt ra đã góp phần giúp phụ nữ nâng cao nhận thức, hỗ trợ và bảo vệ quyền bình đẳng cho phụ nữ ở nhiều quy mô từ cộng đồng đến cấp quốc gia, như mô hình phòng chống bạo lực gia đình, mô hình vận động phụ nữ tham gia hoạt động xã hội...
Như vậy, các phương thức bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đìnhlà đa dạng và về cơ bản là đã hoàn thiện. Theo đó, người phụ nữ nếu nhận thấy quyền bình đẳng của mình không được tôn trọng hay bị xâm phạm thì hoàn toàn có quyền áp dụng các phương thức trên để bảo đảm tối đa quyền và lợi ích của mình trong quan hệ hôn nhân và gia đình.