Cảnh sát môi trường là lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ liên quan đến môi trường và tài nguyên, an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy, Cảnh sát môi trường được hiểu như thế nào trong pháp luật nước ta? Nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Cảnh sát môi trường là gì?
- 2 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát môi trường:
- 3 3. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với cảnh sát môi trường:
- 4 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cảnh sát môi trường:
- 5 5. Cảnh sát môi trường được tiến hành kiểm tra chấp hành pháp luật về môi trường trong trường hợp nào?
1. Cảnh sát môi trường là gì?
Cảnh sát môi trường là một trong những lực lượng chuyên trách thuộc Công an nhân dân. Theo ghi nhận tại Điều 3 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường 2014 thì Cảnh sát môi trường thực hiện chức năng phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm môi trường. Ngoài ra, đối với những vi phạm hành chính về môi trường, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường cũng nằm trong sự giám sát phòng đấu tranh của lực lượng cảnh sát môi trường.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát môi trường:
Cảnh sát môi trường là lực lượng chuyên trách thực hiện phòng ngừa đấu tranh với hành vi vi phạm về môi trường. Việc ghi nhận quyền hạn, nhiệm vụ của lực lượng này giúp cơ quan này xác định rõ về thẩm quyền và phạm vi giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường. Theo Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường 2014 nhiệm vụ quyền hạn của cảnh sát môi trường được quy định như sau:
– Thứ nhất: Lực lượng Cảnh sát môi trường tiến hành thu thập thông tin, phân tích, đánh giá và dự đoán được tình hình để tham mưu với cấp có thẩm quyền tiến hành công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật. Quy định này thể hiện tính chủ động trong việc thực hiện công việc của mình để ngăn chặn tối đa phòng ngừa và đấu tranh được tội phạm;
– Thứ hai: Lực lượng này áp dụng các biện pháp công tác công an để tổ chức phòng ngừa tiến hành đấu tranh chống tội phạm và những hành vi vi phạm pháp luật;
– Thứ ba: Với những tin báo, trình báo về vấn đề tội phạm thì cơ quan này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố giác tội phạm đó và những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Thứ tư: Những tội phạm về Môi trường và Tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường có tính chất vô cùng phức tạp vì vậy cần tiến hành điều tra nhanh chóng, chính xác;
– Thứ năm: Để giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật thì lực lượng Cảnh sát môi trường sẽ tiến hành các hoạt động kiểm tra này; những phương tiện, đồ vật khi bị phát hiện mà nhận thấy có dấu hiệu tội phạm hoặc có những hành vi vi phạm hành chính hoặc khi có tố giác tin báo về tội phạm vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật thì Cảnh sát môi trường cũng có trách nhiệm kiểm tra những đồ vật này;
Quá trình kiểm tra phải tiến hành theo đúng thủ tục và đưa ra quyết định bằng văn bản của người đứng đầu Cơ quan Cảnh sát môi trường thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ngoài những cơ quan vừa nêu trên thì quyết định bằng văn bản của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương cũng có thẩm quyền đưa ra quyết định này;
– Thứ sáu: Với những tình huống cấp thiết cần có sự huy động một lượng người lớn, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì lực lượng này theo quy định của pháp luật được quyền huy động người và các phương tiện đó;
– Thứ bảy: Để phục vụ cho quá trình phòng ngừa và đấu tranh tội phạm lực lượng cảnh sát biển được sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật, những thiết bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để phục vụ cho công việc nằm trong khuôn khổ và pháp luật cho phép;
– Thứ tám: Khi tham gia vào quá trình phòng ngừa và đấu tranh thì lực lượng này có thẩm quyền được yêu cầu cơ quan tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu đồ vật liên quan đến tội phạm đặc biệt đối với những hành vi hành chính về Môi trường và Tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo quy định mà nhà nước đã ghi nhận;
– Thứ chín: Không chỉ độc lập trong quá trình phòng ngừa, đấu tranh tội phạm cơ quan này thực hiện phối hợp với các tổ chức đơn vị phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về Môi trường tài nguyên an toàn thực phẩm đúng như quy định của Chính phủ;
– Thứ mười: Hợp tác quốc tế cũng là một trong những quyền hạn mà được giao phó cho Cảnh sát môi trường. Thẩm quyền sẽ được Bộ trưởng Bộ công an quy định;
– Thứ mười một: Ngoài ra, Cảnh sát môi trường sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với cảnh sát môi trường:
– Như đã biết, Cảnh sát môi trường là lực lượng chuyên trách của Công an nhân dân. Chính vì vậy, cơ quan này cũng không được có những hành vi không được làm theo quy định tại Luật Công an nhân dân năm 2018;
– Việc cố ý bỏ lọt tội phạm và vi phạm hành chính về Môi trường và Tài nguyên an toàn thực phẩm là hành vi nghiêm cấm tuyệt đối áp dụng đối với cảnh sát môi trường;
– Những lực lượng này khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Cảnh sát môi trường cần tránh việc lợi dụng thẩm quyền của mình để gây phiền hà trách nhiễu, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền con người cùng với đó đó là lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cảnh sát môi trường:
4.1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát môi trường:
Theo Điều 4 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014 đã ghi nhận: Quá trình hoạt động của lực lượng này đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy, Công an trung ương cùng với đó nằm trong sự giám sát chỉ huy, quản lý của Bộ trưởng Bộ Công an, cụ thể:
– Cơ quan này phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có những hành động tôn trọng và bảo vệ lợi ích của nhà nước về con người và quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; đồng thời Lực lượng Cảnh sát môi trường phải có trách nhiệm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội đảm bảo an sinh xã hội, cuộc sống của người dân được bình ổn.
– Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm minh tội phạm, vi phạm pháp luật theo về chức năng và nhiệm vụ được giao phó;
– Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình cơ quan này cũng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình;
– Đất nước ta là đất nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính vì vậy, Cảnh sát lực lượng cũng phải dựa vào gốc là nhân dân để phát huy sức mạnh, chịu sự giám sát của nhân dân.
4.2. Về tổ chức của Cảnh sát môi trường được ghi nhận như sau:
– Tổ chức của Cảnh sát môi trường gồm Cục thuộc Bộ Công an; Phòng thuộc Công an tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; Đội thuộc Công an huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
5. Cảnh sát môi trường được tiến hành kiểm tra chấp hành pháp luật về môi trường trong trường hợp nào?
– Công tác phòng ngừa, đấu tranh xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật về Môi trường tài nguyên, an toàn thực phẩm của lực lượng Cảnh sát môi trường đã được ghi nhận tại Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014 và Nghị định số 105/2015 NĐ- CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cảnh sát môi trường với nội dung như sau:
+ Lực lượng Cảnh sát môi trường chỉ được tiến hành các hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật về Môi trường tài nguyên, an toàn thực phẩm đối với những cơ quan tổ chức doanh nghiệp cá nhân khi có một trong những yếu tố sau:
+ Nhận thấy có dấu hiệu tội phạm vi phạm hành chính về môi trường tài nguyên, an toàn thực phẩm;
+ Thông qua tin báo, tố giác tội phạm vi phạm hành chính về Môi trường tài nguyên, an toàn thực phẩm; mà sau khi đã có sự xác minh, xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật về môi trường tài nguyên, an toàn thực phẩm;
+ Khi tiếp nhận yêu cầu của các cá nhân giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng ngừa đấu tranh tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường tài nguyên, an toàn thực phẩm;
– Thứ hai, xác định thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra:
Cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra công tác chấp hành các quy định của pháp luật về Môi trường tài nguyên, an toàn thực phẩm gồm:
+ Cục trưởng Cục cảnh sát môi trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra;
+ Giám đốc Công an cấp tỉnh thực hiện việc này;
+ Ngoài ra, Phòng cảnh sát môi trường công an cấp tỉnh hoặc Trưởng công an cấp huyện cũng có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra công tác chấp hành.
Những cơ quan này chỉ có thể ban hành quyết định kiểm tra đối với những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm cụ thể và có những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường nằm trong sự giám sát kiểm soát của cục cảnh sát môi trường.
Để việc xử lý vi phạm hành chính diễn ra một cách nhanh chóng ngăn chặn kịp thời trường hợp người có thẩm quyền vắng mặt có thể ủy quyền cho các phó của mình ra quyết định kiểm tra.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Công an nhân dân năm 2018;
– Nghị định số 105/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường;
– Pháp lệnh cảnh sát môi trường năm 2014.