Thực tế hiện nay, theo Luật viên chức quy định các trường hợp viên chức có thể được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, cụ thể viên chức được xin nghỉ việc vì hoàn cảnh khó khăn, bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là viên chức?
Theo quy định tại Điều 2
2. Viên chức được xin nghỉ việc vì hoàn cảnh khó khăn không?
Hiện nay, theo quy định của Luật viên chức, viên chức nghỉ việc trong các trường hợp cụ thể dưới đây:
Thứ nhất, bị đơn vị sự nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc:
Căn cứ khoản 1 Điều 29
– Hai năm liên tiếp viên chức bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ.
– Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định, gồm:
+ Viên chức bị buộc thôi việc.
+ Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Viên chức bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn.
– Viên chức bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do ốm đau trên, sau khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc.
– Đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm nguyên nhân xuất phát do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật dẫn đến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn.
– Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đơn vị sự nghiệp công lập phải chấm dứt hoạt động.
– Sau thời gian tập sự, viên chức không đạt yêu cầu.
Thứ hai, viên chức chủ động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc:
Theo khoản 5 Điều 29 Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-VPQH Luật viên chức, viên chức có quyền chủ động chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định sau:
– Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc.
– Không được bố trí đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc đã giao kết trong hợp đồng làm việc.
– Đơn vị sự nghiệp không đảm bảo được điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc.
– Viên chức bị cưỡng bức lao động, bị ngược đãi.
– Nguyên nhất xuất phát từ bản thân hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn dẫn đến việc không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký.
– Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh.
– Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
Do đó, theo căn cứ trên, khi hoàn cảnh quá khó khăn dẫn đến không thể tiếp tục được hợp đồng thì viên chức hoàn toàn có quyền chủ động xin nghỉ việc theo diện đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
3. Hồ sơ, thủ tục xin nghỉ việc của viên chức:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin nghỉ việc:
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 57 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức phải có thông báo bằng văn bản gửi đến người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được biết.
Lưu ý: thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:
+ Báo trước ít nhất là 03 ngày đối với trường hợp đơn phương nghỉ do không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc; Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc; Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động; Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh; Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
+ Báo trước ít nhất là 30 ngày đối với trường hợp viên chức nghỉ việc do hoàn cảnh gia đình khó khăn dẫn đến không thể thực hiện hợp đồng làm việc.
Bước 2: Xét duyệt thôi việc:
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định nếu như đồng ý cho viên chức đó nghỉ việc. Thời gian giải quyết là trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức.
4. Viên chức khi nghỉ việc được hưởng những chế độ gì?
Theo quy định, khi viên chức nghỉ việc sẽ được hưởng các chế độ sau:
Trợ cấp thôi việc:
– Mức hưởng:
+ Đối với viên chức làm việc từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước:
Mỗi năm làm việc = 1/2 tháng lương hiện hưởng, trong đó gồm có mức lương heo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
Lưu ý: mức trợ cấp thấp nhất bằng 1 tháng lương hiện hưởng.
+ Đối với viên chức tuyển dụng làm việc trước ngày 01 tháng 7 năm 2003: khi đó thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc tính từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
+ Đối với viên chức tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau: thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc tính từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
+ Đối với viên chức làm việc từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay: hưởng trợ cấp thôi việc.
Lưu ý: những trường hợp sau sẽ không được hưởng chế độ thôi việc:
+ Viên chức đã có thông báo nghỉ hưu hoặc thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật.
+ Viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị.
+ Viên chức thuộc trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Trợ cấp mất việc làm:
Viên chức được hưởng trợ cấp mất việc làm khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Viên chức đã làm việc thường xuyên tại đơn vị từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm.
– Viên chức bị mất việc làm vì lý do sau:
+ Vì lý do kinh tế (do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, thực hiện chính sách Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế).
+ Thay đổi cơ cấu, công nghệ (thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm; thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh).
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức lại.
Chế độ hưu trí:
Căn cứ Điều 46 Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-VPQH Luật viên chức, khi viên chức đủ điều kiện sẽ được hưởng chế độ hữu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Chế độ bảo hiểm xã hội một lần:
Nếu viên chức nghỉ việc sau 01 năm không tiếp tục đóng tiếp bảo hiểm xã hội thì sẽ được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Mức hưởng và chế độ hưởng sẽ tuân theo quy định về Luật bảo hiểm xã hội.
5. Mẫu đơn xin nghỉ việc của viên chức:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Kính gửi:
– Hiệu trưởng trường………
– Trưởng phòng Tổ chức – Cán bộ;
– Trưởng phòng (Ban/Khoa/TTâm) .
Tôi tên:………
Cấp bậc, chức vụ, nghề nghiệp:………
Đơn vị làm việc:………
Hộ khẩu thường trú số nhà:………đường………
Phường (xã)…….quận (huyện)………TP (Tỉnh)
Xin được nghỉ việc kể từ ngày…….tháng…….năm 20…
Lý do nghỉ việc:……
Tôi cam đoan hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cho đến ngày tôi được phép nghỉ việc và hoàn tất mọi thủ tục bàn giao công việc, dụng cụ, tài sản cho:…………có liên quan đến công việc tôi đảm nhiệm.
………, ngày, tháng, năm 20…
Ý kiến của Trưởng Phòng | Người làm đơn |
Đề nghị Hiệu trưởng giải quyết cho Ông (Bà)
nghỉ việc kể từ ngày ……./……/20…..
Lý do:………
Trưởng đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên)
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-VPQH Luật viên chức.
Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.