Theo quy định của pháp luật, đối với dịch vụ cầm đồ, cơ sở kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh. Vậy mức phạt hoạt động kinh doanh cầm đồ không có giấy phép như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ:
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là hình thức kinh doanh diễn ra phổ biến tại nước ta. Xét về bản chất, đây là hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực cầm cố tài sản, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Mà theo quy định của pháp luật, cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Nhà nước cho phép hoạt động cầm cố tài sản. Vậy nên, hoạt động kinh doanh đến lĩnh vực này cũng cần được đăng ký kinh doanh. Sau khi thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, các cá nhân, tổ chức sẽ được phép hoạt động trong khuôn khổ luật định.
Theo quy định của pháp luật, để có thể kinh doanh dịch vụ cầm đồ, chủ thể muốn đăng ký kinh doanh phải đảm bảo tuân thủ theo các điều kiện cơ bản sau đây:
– Muốn kinh doanh dịch vụ cầm đồ, cơ sở kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật. Tại đó, khi đăng ký kinh doanh, các cá nhân, tổ chức cần phải đăng ký ngành nghề hoạt động của dịch vụ cầm đồ; mã thuế, tên chủ cơ sở kinh doanh cùng các điều kiện liên quan khác theo quy định của pháp luật.
– Khi kinh doanh dịch vụ cầm đồ, cơ sở kinh doanh loại hình này phải có giấy phép an ninh, trật tự. Giấy phép an ninh, trật tự được xem là điều kiện cần phải có để các doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Đây là cơ sở để hoạt động kinh doanh cầm đồ diễn ra có tổ chức, đảm bảo duy trì an ninh trật tự trong khu vực.
Từ nội dung phân tích nêu trên, có thể thấy, một trong những điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật là phải có giấy phép kinh doanh.
Giấy phép kinh doanh là chứng thư pháp lý do cơ quan Nhà nước cấp cho các chủ thể đảm bảo đầy đủ điều kiện (tiêu chuẩn) đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Hay nói cách khác, đây chính là tờ phiếu vận hành của cơ sở kinh doanh đối với loại hình kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Bởi, chỉ khi xác minh, kiểm tra, biết và nắm rõ cá nhân, tổ chức đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn nhất định về sản xuất kinh doanh, vận hành (và các điều kiện cụ thể khác theo luật định), thì cơ quan chức năng có thẩm quyền mới cấp giấy phép kinh doanh cho người dân. Không có giấy phép kinh doanh, đồng nghĩa với việc cá nhân, tổ chức không đảm bảo bảo điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Mức phạt hoạt động kinh doanh cầm đồ không có giấy phép:
Giấy phép kinh doanh là một trong những điều kiện cần đảm bảo thực hiện (điều kiện đủ để đăng ký kinh doanh). Khi không có giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ, cá nhân, tổ chức sẽ bị xử lý xử phạt theo quy định của pháp luật.
Mức phạt đối với hành vi kinh doanh cầm đồ không có giấy phép được quy định tại tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
Chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
+ Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
+ Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
+ Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
Từ nội dung phân tích nêu trên, có thể thấy, theo quy định của pháp luật, đối với hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Xét về bản chất, kinh doanh dịch vụ cầm đồ là hình thức kinh doanh có điều kiện. Một trong những điều kiện bắt buộc phải đảm bảo đối với hoạt động kinh doanh này là phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Do đó, khi không có giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ, chủ thể vi phạm sẽ phải đứng trước mức xử phạt hành chính là từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đây là mức xử phạt được áp dụng đối với tất cả các đối tượng vi phạm. Tức bất kỳ chủ thể kinh doanh dịch vụ cầm đồ nào mà không có giấy phép kinh doanh đều sẽ bị xử lý, xử phạt theo quy định chung của pháp luật.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn K (50 tuổi), thường trú tại Ninh Thuận. Đầu năm 2020, ông K có mở một cửa tiệm cầm đồ tại địa chỉ thường trú của mình. Khi mở cửa tiệm kinh doanh dịch vụ cầm đồ, ông K không hề đăng ký kinh doanh, mà chỉ xin giấy phép để xây dựng cửa tiệm. Tiệm cầm đồ của ông K hoạt động được 2 năm. Trong 2 năm này, ông K thu được nguồn lợi nhuận lớn từ hoạt động kinh doanh của mình. Ông K cho rằng, chính quyền địa phương không đả động đến cơ sở kinh doanh của ông là do quá trình hoạt động của ông không vi phạm pháp luật (cho rằng tất cả mọi phương diện đều hợp lý, hợp pháp). Đến đầu năm 2022, cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành kiểm tra rà soát các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trên địa bàn. Lúc này, kiểm tra đến cơ sở kinh doanh của ông K. Qua quá trình điều tra, mới phát hiện ra ông K không có giấy phép kinh doanh. Cơ quan chức năng có thẩm quyền đã tiến hành kiểm tra, cảnh cáo và lập biên bản xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn Văn K về hành vi không đăng ký kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Mức xử phạt hành chính mà ông K phải nộp là 15.000.000 đồng.
3. Hệ quả của hoạt động kinh doanh cầm đồ không có giấy phép:
Xét trong thực tế hiện nay, vẫn còn rất nhiều trường hợp kinh doanh dịch vụ cầm đồ không có giấy phép kinh doanh. Các cơ sở kinh doanh cầm đồ chui vẫn hoạt động. Và hoạt động kinh doanh cầm đồ không có giấy phép đem đến rất nhiều hệ quả tiêu cực, cho cả phí bên chủ cơ sở kinh doanh, cho khách hàng và cho công tác quản lý của cơ quan Nhà nước.
3.1. Đối với chủ cơ sở kinh doanh:
+ Hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ không có giấy phép khiến chủ cơ sở kinh doanh trở thành chủ thể vi phạm pháp luật, và sẽ phải đứng trước hình thức xử phạt (vi phạm hành chính) mà cơ quan Nhà nước đưa ra.
+ Không đăng ký kinh doanh, khi có các trường hợp phát sinh xảy ra (liên quan đến hoạt động cầm cố tài sản), cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng sẽ không thể vào cuộc, can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
3.2. Đối với chủ thể cầm cố tài sản:
Cầm cố tài sản là một trong những hình thức thế chấp, giao dịch có bảo đảm cho khoản vay. Khi thực hiện giao dịch này, bên cầm cố và phía bên dịch vụ cầm đồ sẽ ký hợp đồng cầm cố (thế chấp tài sản với nhau). Đây là cơ sở để bảo đảm quyền và lợi ích của các bên, và nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ được giao kết. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều trường hợp “phá vỡ” hợp đồng, quyền lợi của bên cầm cố tài sản không được đảm bảo. Hay nói cách khác, người dân rơi vào tình trạng vay nặng lãi, bị lừa đảo khi tham gia giao dịch. Đối với các tình huống này, có đưa ra cơ quan pháp luật, thì khả năng được bảo vệ quyền và lợi ích là rất thấp.
3.3. Đối với hoạt động quản lý Nhà nước của cơ quan chức năng có thẩm quyền:
+ Không có giấy phép kinh doanh mà vẫn hoạt động là hành vi vi phạm pháp luật. Mà đã vi phạm pháp luật thì cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ phải can thiệp giải quyết. Song, khi mà số lượng đối tượng vi phạm tăng có, thì hoạt động quản lý, xử lý của cơ quan chức năng sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian, công sức của cán bộ chức năng có thẩm quyền.
+ Không có giấy phép mà vẫn hoạt động khiến tình trạng “giả danh thế chấp” để thực hiện hành vi cho vay nặng lãi được thực hiện tràn nan; số lượng nạn nhân tăng cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự an toàn xã hội, cũng như chất lượng quản lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự 2015;
Nghị định 98/2020/NĐ-CP