Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là một trong những hành vi vi phạm pháp luật diễn ra phổ biến tại nước ta. Vậy tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nghĩa là gì?
Mục lục bài viết
1. Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nghĩa là gì?
1.1. Khái niệm tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có:
Hiện nay, tình hình tội phạm tại nước ta ngày càng có những diễn biến phức tạp. Số lượng các vụ việc vi phạm, cùng tính chất của vụ việc ngày càng có dấu hiệu tăng cao. Các vụ việc vi phạm này liên quan đến nhiều trường hợp, đối tượng cụ thể trong đời sống xã hội.
Liên quan đến những hành vi vi phạm đó, sẽ có những đối tượng là chủ thể trực tiếp tham gia, đối tượng là bên tiếp ứng. Mà theo thuật ngữ pháp luật, ta gọi là tiêu thụ tài sản.
Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội. Hay nói cách khác, đây là hành vi tạo điều kiện cho tài sản có được do phạm tội được lưu thông ra thị trường.
Xét trong thực tế, khi một hành vi phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản được diễn ra, mục đích của đối tượng vi phạm hoặc là sử dụng tài sản, hai là tiêu thụ tài sản để thu lời. Một câu hỏi được đặt ra, đối với trường hợp phạm tội để có được tài sản, nếu chủ thể vi phạm muốn lưu thông tài sản mà không có bên tiêu thụ, thì điều gì sẽ xảy ra? Đó là tài sản đó sẽ không được vận hành giống nguồn tài sản “sạch” trên thị trường, và công tác điều tra tội phạm của cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ diễn ra một cách thuận lợi và dễ dàng hơn.
Chính vì lý do đó, hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được xem là hành vi vi phạm pháp luật, và nằm dưới sự điều chỉnh của cơ quan Nhà nước.
1.2. Hậu quả của hành vi thụ tài sản do người khác phạm tội mà có:
Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đem đến những hậu quả sau đây:
– Tài sản có được do phạm tội là hành vi chiếm đoạt tài sản từ những hoạt động cụ thể như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; cướp tài sản… Các hành vi này xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản. Vậy nên, khi tài sản đó được tiêu thụ trên thị trường, thì lợi ích vật chất của chủ sở hữu không được đảm bảo (họ là nạn nhân) lớn nhất của hành vi phạm tội này. Do đó, việc tiêu thụ tài sản có được do phạm tội là hành vi tiếp tay, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân.
– Tiêu thụ tài sản có được do phạm tội mà có khiến công tác điều tra tội phạm của cơ quan chức năng có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn. Trong rất nhiều trường hợp, đây được xem là nguyên nhân chính khiến việc điều tra đi vào ngõ cụt.
– Tài sản có được do phạm tội được tiêu thụ, khiến thúc đẩy tâm lý của các đối tượng phạm tội, để chúng tiếp diễn hành vi phạm tội cho những lần tiếp theo. Thậm chí, mức độ của hành vi, cũng như tính chất của vụ việc còn có chiều hướng tăng cao.
– Việc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có làm rối loạn trật tự an toàn xã hội; làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; công tác quản lý Nhà nước của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Trên đây là những hậu quả chủ yếu của hành vi tiêu thụ tài sản có được do hành vi phạm tội.
2. Mức phạt đối với hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có:
Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi vi phạm pháp luật, đem đến những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân. Trước hành vi vi phạm này, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể về việc xử lý, xử phạt, Theo đó, mức phạt đối với hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định cụ thể như sau:’
Điều 323 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có với từng mức phạt phụ thuộc vào giá trị của tài sản.
– Cá nhân nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Chủ thể vi phạm phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm.
– Cá nhân, tổ chức bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp vi phạm sau đây:
+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Chủ thể này thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
– Chủ thể vi phạm bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
+ Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là mức xử phạt đối với hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Khi có yếu tố cho thấy một cá nhân biết rõ hành vi vi phạm, biết tài sản có được do hành vi vi phạm mà vẫn tiêu thụ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với từng mức phạt cụ thể. Mức phạt này phụ thuộc vào giá trị của tài sản tiêu thụ.
3. Các ví dụ thực tế về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có:
– Ví dụ 1:
Anh Nguyễn Văn B (37 tuổi), thường trú tại Quảng Ninh. Đầu năm 2020, anh B do chơi cờ bạc, nợ nần, không có tiền trả nợ nên đã trộm xe của hàng xóm là chị Nguyễn Thị M. Sau khi lấy trộm xe của chị M, anh B đã mang ra thị trấn để bán. Khi bán xe, người mua là ông Trần Văn K có hỏi xe của anh B do đâu mà có. Anh B có nói là của anh B. Nhưng khi yêu cầu giấy tờ xe, anh B lại nói là mất. Sau một hồi nói chuyện (do ông K vặn hỏi), anh B đã khai do mình ăn trộm mà có, và nhờ ông K mua hộ (bán với giá rẻ). Xe tốt, mới, và được bán với giá rẻ, nên dù biết được tài sản là do ăn trộm mà có nhưng ông K vẫn mua. Đây là hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
– Ví dụ 2:
Chị Nguyễn Thị D (22 tuổi), quê Nghệ An. Mới tốt nghiệp ra trường, chị D có nhu cầu muốn mua xe máy cũ để thuận tiện cho quá trình di chuyển. Chị có ra cửa hàng mua bán xe máy cũ để mua xe. Chị mua một chiếc xe vision trị giá 16 triệu. Tuy nhiên, xe không có giấy tờ. Nguồn gốc của xe này là do một đối tượng khác lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bán cho cửa hàng mua bán xe cũ này. Chủ tiệm xe hứa giúp chị D làm giấy tờ chính chủ. Tin tưởng nên chị D đồng ý mua. Mấy ngày sau, do nhận được trình báo của người bị lừa đảo, công an đã tìm đến cửa hàng mua bán xe máy cũ, và tìm ra chị D. Chị D bị quy về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
– Ví dụ 3:
Anh Nguyễn Văn H và anh Nguyễn Văn C, thường trú tại Hải Dương là các đối tượng mua bán thuốc lậu. Hai đối tượng này nhập thuốc lậu từ thương lái Trung Quốc, sau đó mang về Việt Nam bán cho các nhà thuốc. Trong nhiều vụ việc, hai đối tượng này còn trộm thuốc từ kho sản xuất thuốc bên Trung Quốc để vận chuyển về Việt Nam. Do là thuốc lậu, nên giá thuốc bán sỉ cho các nhà thuốc là rất thấp so với thị trường. Nhà Thuốc T biết thuốc nhập từ anh H và anh C là thuốc nhậu, nhưng vẫn cố tình mua. Tại trường hợp này, nhà thuốc T bị quy về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, nặng hơn là tội buôn lậu, và sẽ bị xử lý, xử phạt theo quy định của pháp luật.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017