Phá hoại tài sản của người khác là hành vi phạm pháp luật. Phá hoại tài sản là gì? Phá tài sản người khác phạm tội gì và phải chịu những trách nhiệm pháp lý như nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là phá hoại tài sản của người khác?
Hành vi phá hoại tài sản của người khác được hiểu là một người cố ý làm cho tài sản của người khác bị hư hải, giảm giá trị hoặc thậm chí là mất giá trị sử dụng, khó hoặc không thể khôi phục lại giá trị ban đầu.
Một số hành vi được coi là phá hoại tài sản của người khác như: đốt cháy đồ đạc, đập phá đồ đạc, hoặc hành vi không thực hiện như là cố tình để mặc cho đồ đạc, tài sản của người khác bị hư hỏng,…
2. Phá tài sản người khác phạm tội gì?
Như trên đã phân tích, hành vi phá hoại tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, khi thực hiện hành vi phá hoại tài sản của người khác sẽ có những chế tài xử lý như sau:
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:
Với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Bên cạnh việc bị phạt tiền như trên, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, đồng thời buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu khi có hành vi vi phạm.
Ngoài ra, nếu như cá nhân có hành vi gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ sẽ bị xử phạt từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (căn cứ điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP).
2.2. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm mà người thực hiện hành vi vi phạm này có thể bị truy cứu trách nhiệm theo Điều 178 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Đối tượng có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp gồm:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi nêu trên.
+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm.
+ Gây hậu quả ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
+ Phá hoại tài sản mà tài sản đó là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
+ Tài sản là di vật, cổ vật.
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Thực hiện hành vi có tổ chức.
+ Gây hậu quả làm thiệt hại đến tài sản của người khác trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.
+ Tài sản là bảo vật quốc gia.
+ Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác để phá hoại tài sản của người khác.
+ Thực hiện hành vi với mục đích để che giấu tội phạm.
+ Vì lý do công vụ của người bị hại.
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
Thực hiện hành vi gây hậu quả làm thiệt hại cho tài sản của người khác giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:
Thực hiện hành vi gây hậu quả làm thiệt hại cho tài sản của người khác giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Trách nhiệm bồi thường dân sự khi phá hoại tài sản của người khác:
Khi thực hiện hành vi vi phạm, ngoài việc chịu chế tài xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường dân sự.
Căn cứ Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm như sau:
– Đối với tài sản đã bị làm hủy hoại hoặc hư hỏng, phải đền bù lại tài sản cùng loại.
– Đền bù phần lợi ích chính đáng gắn với việc sử dụng, khai thác bị mất hoặc bị giảm sút khi tài sản bị hủy hoại, hỏng hóc.
– Trường hợp bên bị hại phải bỏ tiền ra để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, ví dụ như chi phí để dập lửa khi bị cháy rừng, hay chi phí để trồng lại số cây trên rừng đã bị cháy,… thì người thực hiện hành vi vi phạm phải có trách nhiệm đền bù khoản chi phí đó.
– Ngoài ra, trên thực tế có những thiệt hại nào thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
4. Mẫu biên bản xử phạt vi phạm hành chính hành vi phá hoại tài sản người khác:
CƠ QUAN (1) ——- Số: … /BB-VPHC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH*
Về ………..
Hôm nay, hồi …. giờ …. phút, ngày …./…./…, tại ……….
Căn cứ ………..
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên: ……… Chức vụ: ………
Cơ quan: ………
2. Với sự chứng kiến của :
a) Họ và tên :……. Nghề nghiệp: …..
Nơi ở hiện nay :…………
b) Họ và tên :…… Nghề nghiệp: …..
Nơi ở hiện nay :…………
c) Họ và tên :…….. . Chức vụ: ……..
Cơ quan :………..
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với (ông (bà)/tổ chức)có tên sau đây:
1. Họ và tên : ………… Giới tính: ….
Ngày, tháng, năm sinh :…./…./….. Quốc tịch: …….
Nghề nghiệp :…………
Nơi ở hiện tại: ………..
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu :….. ; ngày cấp :…./…./……..;nơi cấp: ………..
Tên tổ chức vi phạm :………..
Địa chỉ trụ sở chính :……….
Mã số doanh nghiệp: ………..
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:……….
Ngày cấp:…./…./ ……… ; nơi cấp:……..
Người đại diện theo pháp luật(6) :……… Giới tính: ……..
Chức danh: ………..
2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính: …. …….
3. Quy định tại…………..
4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại: ………. ….
5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm: …………
6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có): …………
7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có): …………
8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm:………..
10. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính | Đơn vị tính | Số lượng | Chủng loại | Tình trạng | Ghi chú |
11. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề | Số lượng | Tình trạng | Ghi chú |
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
12. Trong thời hạn…. ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà)……… Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày ……../… /… , gồm …….. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) ……… là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
Lý do ông (bà) …. cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản: ……
……..
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
|
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN | NGƯỜI CHỨNG KIẾN
|
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI |
Một số lưu ý khi viết đơn:
Mẫu này được sử dụng để lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
Áp dụng đối với trường hợp biên bản được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.
Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo hướng dẫn và thể thức của Chính phủ.
Ghi tên lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Ghi cụ thể địa điểm lập biên bản theo từng trường hợp:
– Trường hợp lập biên bản ngay tại thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm thì địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra hành vi vi phạm.
– Trường hợp không lập biên bản tại thời điểm phát hiện ra hành vi có dấu hiệu vi phạm thì địa điểm lập biên bản là trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác.
– Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.