Miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội có vị trí, vai trò to lớn trong việc thực hiện chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi. Chế định này có những đặc điểm chung và riêng biệt, cụ thế.
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm của miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội:
Miễn TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cũng ngoài những đặc điểm của miền TNHS nói chung còn có những đặc điểm riêng nhất định. Cụ thể:
Thứ nhất, đây là chế định thể hiện nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta đối với những người 18 tuổi phạm tội nói riêng, xuất phát từ đặc điểm tâm – sinh lý của lứa tuổi này cũng như thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ra. Bên cạnh đó, miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nói chung và đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước phản ánh chính sách hình sự truyền thống của nước ta đó là nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa nghiêm trị và khoan hồng, giữa trừng trị và giáo dục, cải tạo sao cho việc đấu tranh, phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời qua đó nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội nhận thức và sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
Thứ hai, miễn trách trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ áp dụng khi hành vi của họ có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể mà họ phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng lại thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự mà Bộ luật Hình sự quy định. Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự nếu phân loại theo tính chất bắt buộc thì gồm hai loại: Có tính chất bắt buộc và có tính chất tùy nghi lựa chọn có thể áp dụng hoặc không áp dụng) nằm rải rác trong Phần những quy định chung và phần các tội phạm
Thứ ba, việc miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội có thể được áp dụng ở giai đoạn điều tra, truy tố hay xét xử và do cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án có thẩm quyền áp dụng quyết định và phải được thể hiện bằng văn bản, cụ thể: Cơ quan điều tra ra Quyết định đình chỉ điều tra vụ án, Quyết định đình chỉ điều tra bị can khi có căn cứ miễn TNHS (Theo Điều 230 BLTTHS 2015); Viện Kiểm sát ra Quyết định đình chỉ vụ án, Quyết định đình chỉ bị can khi có căn cứ miễn TNHS; hoặc Viện kiểm sát khi xét thấy có căn cứ miễn TNHS thì quyết định rút quyết định truy tố và đề nghị
Thứ tư, người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không phải chịu các hậu quả pháp lý bất lợi do việc thực hiện hành vi phạm tội như: được chấm dứt các hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị kết án, không bị coi là có tội, không phải chịu hình phạt, không bị áp dụng biện pháp tư pháp, không bị coi là có án tích…). Tuy nhiên họ vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều trách nhiệm pháp lý khác ví dụ như: trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính,…
Thứ năm, ngoài các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nói chung quy định tại Điều 16, Điều 29 và ở một số điều luật về các tội phạm cụ thể của
Thứ sáu, người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 91
Bộ luật Hình sự nhằm mục đích giúp cho họ nhận thức được lỗi lầm, có thái độ ăn năn hối cải, khắc phục sai lầm, nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật bao gồm: khiển trách, hòa giải tại cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đây là đặc điểm riêng của miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội.
2. Ý nghĩa của miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội:
Là một trong những chế định quan trọng của pháp luật hình sự Việt Nam, miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội giữ một vị trí, vai trò to lớn trong việc thực hiện chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi. Chính bởi lẽ đó mà việc quy định chế định này trong Bộ luật Hình sự có ý nghĩa hết sức to lớn. Cụ thể:
Trước hết, việc quy định chế định miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội không những thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng trong đường lối giải quyết các vụ án hình sự của Nhà nước ta mà còn giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền xác định được chính xác và đúng đắn trường hợp nào người dưới 18 tuổi phạm tội và hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, hoặc xét thấy không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự mà vẫn đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm. Việc quy định cụ thể các trường hợp, căn cứ, điều điện miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội sẽ giúp hạn chế tới mức tối đa sự tùy tiện áp dụng chế định này, qua đó tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc công bằng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
Hơn nữa, việc miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội trong thực tiễn cũng chính là một trong những hình thức xã hội hóa giáo dục để quần chúng nhân dân, cơ quan tổ chức, cộng đồng xã, phường, thị trấn và gia đình người bị kết án tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội, giúp đỡ đưa họ trở lại con đường lương thiện, phát triển lành mạnh để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc miễn trách nhiệm hình sự đơn thuần hay miễn trách nhiệm hình sự kết hợp với áp dụng các biện pháp giám sát giáo dục nhằm mục đích giúp người dưới 18 tuổi phạm tội tránh được những tác động tiêu cực của các thủ tục tố tụng hình sự thông thường mà vẫn nhận thức được lỗi lầm, tích cực khắc phục hậu quả, tự cải tạo giáo dục để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, chế định này còn có ý nghĩa động viên, khuyến khích, giúp đỡ người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì lẽ đó, nếu việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội có căn cứ, chính xác và đúng pháp luật sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả của quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta. Thêm vào đó, việc quy định miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội theo khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự đi kèm với áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục còn là để pháp luật nước ta phù hợp với khung chuẩn mực quốc tế về hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên, cụ thể là tương thích với Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Quy tắc Bắc Kinh, cụ thể:
Trong cuốn Thuật ngữ tư pháp người dưới 18 tuổi của Chính phủ Việt Nam và tổ chức UNICEF thì không có khái niệm biện pháp giám sát, giáo dục nhưng lại có thuật ngữ “biện pháp không chính thức- Informal Measures”. Theo đó, biện pháp không chính thức là biện pháp xử lý vi phạm pháp luật không áp dụng các thủ tục tố tụng hình sự hoặc thủ tục xử lý vi phạm hành chính mà dựa vào cộng đồng để giáo dục, răn đe người có hành vi vi phạm.
Trong Quy tắc Bắc Kinh cũng không có khái niệm biện pháp giám sát, giáo dục nhưng có “các biện pháp thay thế chế tài hình sự” [Điều 11]. Theo đó, việc sử dụng các biện pháp thay thế trách nhiệm hình sự, thông thường là chuyển giao cho các tổ chức hỗ trợ ở cộng đồng hay cơ quan thích hợp khác, đều phải có sự đồng ý của người chưa thành niên hoặc của cha mẹ hay người giám hộ của người đó. Việc này nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của các thủ tục tố tụng tiếp theo trong áp dụng tư pháp đối với người chưa thành niên.
Hơn nữa, các biện pháp này còn thể hiện thái độ lập pháp tích cực của các nhà làm luật nước ta thông qua việc tham khảo có chọn lọc các phương án xử lý chuyển hướng của các quốc gia trên thế giới để phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.