Khi thực hiện hoạt động xây dựng, bên giao thầu và bên nhận thầu thường giao kết hợp đồng xây dựng với nhau trong đó có thỏa thuận về thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng. Vậy khi nào thì điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng?
Mục lục bài viết
1. Quy định chung của pháp luật về thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng:
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội đang ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ như ngày nay, nhu cầu xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng ngày càng lớn. Điều đáng nói, các công trình xây dựng này thường có quy mô lớn, đòi hỏi được thiết kế, xây dựng trong một khoảng thời gian tương đối. Vậy nên, mọi vấn đề xoay quanh hoạt động xây dựng này đều phải được vận hành một cách trơn tru, đảm bảo thời gian và chất lượng khi hoàn thiện. Lúc này, bên chủ đầu tư (bên giao thầu) và bên nhận thầu sẽ giao kết hợp đồng xây dựng với nhau. Trong hợp đồng, các bên sẽ thỏa thuận rõ về thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng.
– Theo quy định của pháp luật, thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng đã ký. Trong thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng, bên nhận thầu có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thực hiện hợp đồng trình bên giao thầu chấp thuận để làm căn cứ thực hiện.
– Tiến độ thực hiện hợp đồng là chất lượng cũng như số lượng công việc được hoàn thành trên quỹ thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo tiến độ công việc, bên nhận thầu phải thể hiện các mốc hoàn thành, bàn giao các công việc, sản phẩm chủ yếu. Về cơ bản, đối với hợp đồng thi công xây dựng của gói thầu có quy mô lớn, thời gian thực hiện dài, thì tiến độ thi công có thể được lập cho từng giai đoạn.
– Khi tiến hành giao kết hợp đồng xây dựng với nhau, cũng như thiết lập tiến độ thực hiện hợp động, Nhà nước luôn khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng trên cơ sở bảo đảm chất lượng sản phẩm của hợp đồng. Theo quy định của pháp luật, trường hợp đẩy nhanh tiến độ đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì bên nhận thầu được xét thưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Trên đây là quy định chung của pháp luật về thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng. Đây được xem là cơ sở để các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng dựa vào, xem xét và đưa ra phương hướng quản lý quỹ thời gian, bình xét hoạt động cụ thể của bên nhận thầu trong tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng. Có như vậy, mới đảm bảo chất lượng, cũng như tiến độ hoàn thành công việc trong hoạt động xây dựng được giao.
2. Khi nào thì điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng?
Tiến độ thực hiện hợp đồng là chất lượng cũng như số lượng công việc được hoàn thành trên quỹ thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện hợp đồng xây dựng, hoàn thành công việc đúng tiến độ là yêu cầu mà bên nhận thầu cần đảm bảo.
Vậy khi nào được xem là hoàn thành công việc đúng tiến độ? Hoàn thành công việc đúng tiến độ là khi bên nhận thầu thực hiện một, một số các công việc được giao trong hợp đồng trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian này phù hợp với ước tính quy trình (xét theo từng giai đoạn thời gian) mà các bên đặt ra cho nhau.
Tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng, trong một số trường hợp đặc biệt cụ thể, các bên thường hướng đến việc điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng.
Theo quy định tại Điều 39, việc điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Bên giao thầu và bên nhận thầu điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác.
– Trường hợp 2: Khi thay đổi, điều chỉnh dự án, phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công theo yêu cầu của bên giao thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng, các bên có thể điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng.
– Trường hợp 3: Trong trường hợp do việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng, tạm dừng hợp đồng do lỗi của bên giao thầu, các thủ tục liên quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà không do lỗi của bên nhận thầu gây ra, bên nhận thầu và bên giao thầu có thể điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng với nhau.
– Trường hợp 4: Khi tạm dừng thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của bên giao thầu gây ra, thời gian, tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng sẽ được điều chỉnh.
Từ nội dung phân tích nêu trên, có thể thấy, việc điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan do bên nhận thầu, bên giao thầu; nguyên nhân khách quan do ngoại cảnh. Khi thuộc những đối tượng, trường hợp cụ thể nêu trên, các bên sẽ được hướng đến việc điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng.
Theo quy định của điều luật này, về cơ bản, trong hợp đồng xây dựng các bên phải thỏa thuận về các trường hợp được điều chỉnh tiến độ. Đối với trường hợp thời hạn hoàn thành chậm hơn so với tiến độ của hợp đồng, các bên phải xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với những thiệt hại do chậm tiến độ gây ra.
Ngoài ra, khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Đối với trường hợp điều chỉnh tiến độ làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
3. Mẫu hợp đồng xây dựng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ Ở
– Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ Luật Xây dựng 2014;
– Căn cứ Giấy phép xây dựng của khách hàng số:../GPXD cấp ngày:………
Hôm nay, ngày …tháng …năm 20…….
Tại địa chỉ:…….
Hai bên gồm có:
BÊN THUÊ THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ Ở (sau đây gọi là Bên A)
Ông/bà:………..
Số CMND:….. Cấp ngày…/…/…… Tại: Công an tỉnh (thành phố)…….
Địa chỉ:……..
Điện thoại: ………….
BÊN NHẬN THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ Ở (sau đây gọi là Bên B)
Ông/Bà/Công ty: ……….
Địa chỉ: ………..
Điện thoại: ………
Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng xây dựng này, trong đó, bên A đồng ý thuê bên B đảm nhận phần nhân công thi công xây dựng nhà ở tại địa chỉ: ….. với các điều khoản như sau:
Điều 1. Nội dung công việc, đơn giá, tiến độ thi công, giá trị hợp đồng
1. Nội dung công việc
Bên B sẽ thực hiện các công việc xây dựng nhà ở từ khi bắt đầu tới khi hoàn thiện, bàn giao nhà cho bên A, gồm: Xây móng nhà (gia cố, ép cọc nếu có); làm bể nước ngầm; bể phốt; đổ cột; xây tường; đổ sàn đúng kỹ thuật; làm cầu thang; chèn cửa; trát áo ngoài và trong; đắp phào chỉ, chiếu trần; trang trí ban công; ốp tường nhà tắm, nhà bếp; lát sàn trong phần xây dựng công trình; lắp đặt hoàn thiện phần điện, nước.
2. Đơn giá xây dựng
Bên A tính giá xây dựng cho bên B theo mét vuông (m2) xây dựng mặt sàn. Đơn giá mỗi m2 xây dựng hoàn thiện được tính như sau:
– Sàn chính:….đồng/m2
– Sàn phụ: ….đồng/m2 x 50% (nếu có).
Giá trên là giá thi công xây dựng hoàn chỉnh đến khi bàn giao công trình.
3. Tiến độ thi công
– Ngày bắt đầu thi công: Từ ngày …/ ……. /20…….
– Thời gian hoàn thiện kết thúc thi công, bàn giao công trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ vào ngày …/ …/ 20…., nếu chậm sẽ phạt 05% giá trị hợp đồng
4. Giá trị hợp đồng
Giá trị hợp đồng được xác định như sau:
Thanh toán theo m2 hoàn thiện …….. đồng/m2.
Điều 2: Trách nhiệm của các bên
1. Trách nhiệm của Bên A
– Cung cấp vật tư đảm bảo chất lượng, số lượng; cung cấp điện, nước đến công trình; tạm ứng và thanh toán kịp thời;
– Cung cấp bản vẽ kỹ thuật công trình (nếu có bản vẽ) hoặc trình bày ý tưởng xây dựng để bên B thực hiện (có thể ghi ra giấy để làm căn cứ nếu xây dựng không theo ý muốn hoặc có tranh chấp).
– Trực tiếp giám sát thi công về tiến độ (hoặc cử người giám giám sát), biện pháp kỹ thuật thi công về khối lượng và chất lượng, bàn giao nguyên liệu và xác nhận phần việc mới cho thi công tiếp;
– Thay mặt bên B (khi cần thiết) giải quyết các yêu cầu gấp rút trong quá trình thi công;
– Đình chỉ thi công nếu xét thấy không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động hoặc lãng phí vật tư.
2. Trách nhiệm của Bên B
– Chuẩn bị cốt pha và giàn giáo bảo đảm tiêu chuẩn, an toàn trong quá trình xây nhà (chi phí thuộc về bên B);
– Bảo bảo đủ thợ chính và thợ phụ trong quá trình xây dựng;
– Thi công theo thiết kế và các yêu cầu cụ thể của Bên A; đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật của công trình, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu. Nếu làm sai, làm hỏng, lãng phí phải làm lại không tính tiền công và phải bồi hoàn vật liệu;
– Lập tiến độ thi công, biện pháp kỹ thuật an toàn và phải được sự nhất trí của bên A. Từng hạng mục công trình phải được bên A nghiệm thu mới được thi công tiếp;
– Đảm bảo thi công an toàn tuyệt đối cho người và công trình. Nếu có tai nạn xảy ra, bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Tự lo chỗ ăn, ở, sinh hoạt của công nhân, chấp hành các quy định về trật tự, an ninh, khai báo tạm trú;
– Bảo quản nguyên vật liệu bên A bàn giao và phương tiện, máy thi công;
– Khi đổ bê tông bên B phải đảm bảo bê tông phải được làm chắc bằng đầm rung;
– Bề mặt của tường, trần phải được trát phẳng, khi soi laser hoặc cán thước phải đảm bảo không nhìn rõ vết trát lồi lõm;
– Bảo hành công trình trong thời hạn ….. tháng, kể từ ngày được bên A nghiệm thu đưa vào sử dụng. Nếu thấm tường, nứt tường, thấm sàn, nứt sàn bê tông thì bên B chịu trách nhiệm khắc phục, bên A không thanh toán số tiền bảo hành cho bên B;
Điều 3: Thanh toán
– Các đợt thanh toán dựa trên khối lượng công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu:
+ Xong phần xây thô và đổ mái được ứng ….%/tổng giá trị hợp đồng (ứng theo từng tầng);
+ Sau khi lát nền, sơn xong và bàn giao công trình bên A được thanh toán không vượt quá ….. % khối lượng công việc đã hoàn thành;
+ Khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng bên A được thanh toán số tiền còn lại sau khi đã trừ các khoản đã thanh toán, tạm ứng và tiền bảo hành công trình.
Điều 4: Cam kết thực hiện và giải quyết vướng mắc, tranh chấp
– Trong quá trình thi công nếu có vướng mắc, hai bên phải gặp nhau bàn bạc thống nhất để đảm bảo chất lượng công trình; nếu không thỏa thuận được các bên có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu xét thấy bên B không đảm bảo về năng lực tổ chức và trình độ tay nghề kỹ thuật như đã thoả thuận, bên A có quyền đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp đó bên B sẽ được thanh toán…..% theo khối lượng đã được nghiệm thu. Đối với phần phải tháo dỡ do không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ không được thanh toán tiền công và bên B phải bồi thường thiệt hại hư hỏng.
Điều 5. Thời hạn, giá trị hợp đồng
– Hợp đồng có giá trị từ ngày ký đến ngày thanh lý hợp đồng. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng.
– Hợp đồng được lập thành hai (02) bản có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản để thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên) | ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên) |
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: